“Thần dược” cổ đại mang hình dáng nữ thần khỏa thân

Google News

Những nữ thần cổ đại chạm khắc trên đất sét và một chú bọ hung tinh xảo là những cổ vật kỳ bí được tìm thấy tại thành phố cổ 3.500 tuổi ở Israel.

Nhóm khảo cổ đứng đầu bởi giáo sư Amihai Mazar từ Đại học Hebrew ở Jerusalem (Israel) vừa công bố các phát hiện độc đáo của họ. Đó là 5 viên đất sét chạm khắc hình nữ thần khỏa thân và một con bọ hung kỳ lạ có thể hé lộ nhiều bí mật về cuộc sống 1.500 năm trước Công Nguyên.
“Than duoc” co dai mang hinh dang nu than khoa than
 Viên thuốc trị vô sinh mang hình ảnh nữ thần khỏa thân - Ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp.
Chúng được tìm thấy tại Rehob, một thành phố cổ tọa lạc ở Tel Rehov (Israel) ngày nay, có tuổi đời lên tới 3.500 năm.
Kết quả nghiên cứu đưa ra kết luận bất ngờ: 5 viên đất sét hình phụ nữ khỏa thân là 5 viên thuốc. Và những người đàn bà được chạm khắc trên đó có khả năng là các nữ thần sinh sản cổ đại như Asherah hoặc Ashtarte. Độc đáo hơn, đó là những viên thuốc… trị vô sinh.
Trả lời trênLive Science, giáo sư Mazar cho biết những viên thuốc này đã được sử dụng tại nhà, như một phần của tập tục tôn giáo phổ biến trong khu vực.
Một con bọ hung cũng làm dấy lên nhiều mối nghi ngờ khi mang một dòng chữ Ai Cập tượng hình cho thấy nó được làm ra cho người đàn ông đã chết tên Amenemhat, một "người ghi chép trong ngôi nhà của người giám sát các vật phẩm bị niêm phong". Các nhà khoa học đã cố gắng tìm thêm dữ liệu và nơi người đàn ông tên Amenemhat được chôn cất, nhưng không có kết quả.
“Than duoc” co dai mang hinh dang nu than khoa than-Hinh-2
 Con bọ hung kỳ lạ - Ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp
Tuy nhiên, họ cho rằng rất có thể con bọ hung là một dạng vật phẩm đại diện. Người đàn ông tên Amenemhat chưa bao giờ đặt chân tới Rehob, nhưng con bọ đại diện cho anh ta như một lời nhắc nhở về sự kiểm soát của người Ai Cập đối với miền đất cổ đại này. Trong văn hóa Ai Cập, hình tượng bọ hung đại diện cho giới quý tộc, sự quyền lực.
“Than duoc” co dai mang hinh dang nu than khoa than-Hinh-3
 Các chữ tượng hình Ai Cập - Ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp
Tất cả những vật phẩm này được khai quật tại tàn tích của một cấu trúc cổ xưa mà các nhà khảo cổ chưa biết nên gọi nó là nhà hay là gì khác. Họ chỉ biết đó là một cấu trúc được xây dựng cho mục đích công cộng, lớn và phức tạp với các bức tường rất lớn, các cột trụ, phần sân rộng rãi, có một hội trường khổng lồ và phần móng nhà kiên cố.
Giáo sư Mazar đặt giả thuyết nó có thể là một phần của cung điện, một tòa nhà hành chính hoặc là nơi cư trú của một người có địa vị.
Theo A. Thư/Người lao động

>> xem thêm

Bình luận(0)