Hiện nay ghi chép về quê quán, năm sinh, năm mất của tướng Đỗ Tử Bình rất rời rạc.Các tư liệu ít ỏi cho thấy, thuở nhỏ Đỗ Tử Bình nổi tiếng thông minh, hiếu học, còn ít tuổi đã thi đỗ ngự tiền học sinh (tương đương tiến sĩ).Đến năm 22 tuổi (1346) ông được vua vời ra làm quan. Mới đầu ông làm quan văn nhưng vì là người tinh thông nghiệp võ nên chẳng bao lâu sau được triều đình chuyển làm võ quan trực tiếp đem quân chinh phạt Chiêm Thành.Năm 1376, vua Chiêm là Chế Bồng Nga mang quân xâm lấn Đại Việt. Vua Trần Duệ Tông sai Đỗ Tử Bình đi đánh. Chế Bồng Nga sợ hãi, xin dâng 10 mâm vàng cầu hòa. Nhưng Đỗ Tử Bình giấu vàng đi, lại tâu về triều rằng vua Chiêm kiêu ngạo không thần phục. Duệ Tông nổi giận, quyết định thân chinh đi đánh.Giữa trận mạc, vua Trần Duệ Tông bị hãm trong vòng vây, rồi bị trúng tên và tử trận. Các tướng Đỗ Lễ, Nguyễn Nạp Hòa, Hành khiển Phạm Huyền Linh cũng tử trận.Trốn thoát trở về, Đỗ Tử Bình bị thượng hoàng Trần Nghệ Tông bắt, bỏ trong xe tù, rao đi khắc phố. Khi Đỗ Tử Bình về qua phủ Thiên Trường, người dân đua nhau chửi mắng, lấy gạch ngói ném vào xe tù.Thượng hoàng xuống chiếu trị tội nhưng miễn tử hình, bắt đi làm lính. Tuy nhiên, không lâu sau, ông lại được phục chức.Tháng 5/1378, Chế Bồng Nga đưa hàng vương Trần Húc về nước, đánh cướp ở vùng Nghệ An, vua Trần Nghệ Tông lại phục chức cho Đỗ Tử Bình, sai ra chống giữ. Cũng như lần trước, Đỗ Tử Bình đánh không lại Chế Bồng Nga.Năm 1380, vua Chiêm lại dụ dân Tân Bình và Thuận Hóa đi cướp phá Nghệ An và tiến lên Thanh Hóa. Thượng hoàng Nghệ Tông lại sai Lê Quý Ly lĩnh quân thủy và Đỗ Tử Bình dẫn quân bộ ra chống. Tới tháng 5, quân Chiêm không đánh được phải rút lui.Từ sau trận đánh này, Đỗ Tử Bình cáo ốm, xin rút lui không giữ binh quyền nữa. Tháng 11 năm đó, Thượng hoàng Trần Nghệ Tông phong ông làm Nhập nội hành khiển tả tham tri chính sự, lĩnh chức Kinh lược sứ Lạng Giang.Khi đó, ở trong nước gặp khó khăn vì chiến tranh liên miên nhưng Đỗ Tử Bình đã kiến nghị với Thượng hoàng Trần Nghệ Tông theo phép thu thuế “dung” (thuế thân) của nhà Đường, tức là bắt đinh nam mỗi năm phải nộp ba quan tiền.Từ đầu thời nhà Trần đã có thuế đinh nhưng thực ra chỉ người có ruộng mới phải đóng. Đến đây, không cứ có ruộng hay không, mọi người đều phải chịu loại thuế này, chỉ có binh lính là được miễn. Từ đó, thuế đinh mới thêm nặng. Phép thu thuế này bất công, khiến mọi người phải đóng như nhau.Sau khi nhận phong Nhập nội hành khiển tả tham tri chính sự được vài năm thì Đỗ Tử Bình mất. Cuộc đời vị tướng nhà Trần "đặc biệt" này trải qua 4 đời vua, từ thời Trần Dụ Tông đến Trần Phế Đế. Ông được vua Trần Nghệ Tông truy tặng làm Thiếu bảo và cho ông được tòng tự ở Văn Miếu, thờ chung với Chu Văn An và Trương Hán Siêu. Nhưng về sau, các thân sĩ không đồng tình nên tước bỏ Đỗ Tử Bình ra khỏi Văn Miếu.Cho đến nay, nhiều nhà sử học chê trách Đỗ Tử Bình rất nặng nề. Sử thần nhà Lê, Ngô Sĩ Liên viết: “Tử Bình trộm giấu vàng cống của Bồng Nga, dối vua tâu bậy, để đến nỗi Duệ Tôn đi đánh phương Nam không trở về được, nước nhà từ đấy thường có mối lo Chiêm Thành vào cướp, tội ấy giết cũng chưa đáng”.
Hiện nay ghi chép về quê quán, năm sinh, năm mất của tướng Đỗ Tử Bình rất rời rạc.
Các tư liệu ít ỏi cho thấy, thuở nhỏ Đỗ Tử Bình nổi tiếng thông minh, hiếu học, còn ít tuổi đã thi đỗ ngự tiền học sinh (tương đương tiến sĩ).
Đến năm 22 tuổi (1346) ông được vua vời ra làm quan. Mới đầu ông làm quan văn nhưng vì là người tinh thông nghiệp võ nên chẳng bao lâu sau được triều đình chuyển làm võ quan trực tiếp đem quân chinh phạt Chiêm Thành.
Năm 1376, vua Chiêm là Chế Bồng Nga mang quân xâm lấn Đại Việt. Vua Trần Duệ Tông sai Đỗ Tử Bình đi đánh. Chế Bồng Nga sợ hãi, xin dâng 10 mâm vàng cầu hòa. Nhưng Đỗ Tử Bình giấu vàng đi, lại tâu về triều rằng vua Chiêm kiêu ngạo không thần phục. Duệ Tông nổi giận, quyết định thân chinh đi đánh.
Giữa trận mạc, vua Trần Duệ Tông bị hãm trong vòng vây, rồi bị trúng tên và tử trận. Các tướng Đỗ Lễ, Nguyễn Nạp Hòa, Hành khiển Phạm Huyền Linh cũng tử trận.
Trốn thoát trở về, Đỗ Tử Bình bị thượng hoàng Trần Nghệ Tông bắt, bỏ trong xe tù, rao đi khắc phố. Khi Đỗ Tử Bình về qua phủ Thiên Trường, người dân đua nhau chửi mắng, lấy gạch ngói ném vào xe tù.
Thượng hoàng xuống chiếu trị tội nhưng miễn tử hình, bắt đi làm lính. Tuy nhiên, không lâu sau, ông lại được phục chức.
Tháng 5/1378, Chế Bồng Nga đưa hàng vương Trần Húc về nước, đánh cướp ở vùng Nghệ An, vua Trần Nghệ Tông lại phục chức cho Đỗ Tử Bình, sai ra chống giữ. Cũng như lần trước, Đỗ Tử Bình đánh không lại Chế Bồng Nga.
Năm 1380, vua Chiêm lại dụ dân Tân Bình và Thuận Hóa đi cướp phá Nghệ An và tiến lên Thanh Hóa. Thượng hoàng Nghệ Tông lại sai Lê Quý Ly lĩnh quân thủy và Đỗ Tử Bình dẫn quân bộ ra chống. Tới tháng 5, quân Chiêm không đánh được phải rút lui.
Từ sau trận đánh này, Đỗ Tử Bình cáo ốm, xin rút lui không giữ binh quyền nữa. Tháng 11 năm đó, Thượng hoàng Trần Nghệ Tông phong ông làm Nhập nội hành khiển tả tham tri chính sự, lĩnh chức Kinh lược sứ Lạng Giang.
Khi đó, ở trong nước gặp khó khăn vì chiến tranh liên miên nhưng Đỗ Tử Bình đã kiến nghị với Thượng hoàng Trần Nghệ Tông theo phép thu thuế “dung” (thuế thân) của nhà Đường, tức là bắt đinh nam mỗi năm phải nộp ba quan tiền.
Từ đầu thời nhà Trần đã có thuế đinh nhưng thực ra chỉ người có ruộng mới phải đóng. Đến đây, không cứ có ruộng hay không, mọi người đều phải chịu loại thuế này, chỉ có binh lính là được miễn. Từ đó, thuế đinh mới thêm nặng. Phép thu thuế này bất công, khiến mọi người phải đóng như nhau.
Sau khi nhận phong Nhập nội hành khiển tả tham tri chính sự được vài năm thì Đỗ Tử Bình mất.
Cuộc đời vị tướng nhà Trần "đặc biệt" này trải qua 4 đời vua, từ thời Trần Dụ Tông đến Trần Phế Đế. Ông được vua Trần Nghệ Tông truy tặng làm Thiếu bảo và cho ông được tòng tự ở Văn Miếu, thờ chung với Chu Văn An và Trương Hán Siêu. Nhưng về sau, các thân sĩ không đồng tình nên tước bỏ Đỗ Tử Bình ra khỏi Văn Miếu.
Cho đến nay, nhiều nhà sử học chê trách Đỗ Tử Bình rất nặng nề. Sử thần nhà Lê, Ngô Sĩ Liên viết: “Tử Bình trộm giấu vàng cống của Bồng Nga, dối vua tâu bậy, để đến nỗi Duệ Tôn đi đánh phương Nam không trở về được, nước nhà từ đấy thường có mối lo Chiêm Thành vào cướp, tội ấy giết cũng chưa đáng”.