Nằm trên đồi thông Từ Hiếu, thuộc xã Thủy Xuân, thành phố Huế, ngôi mộ chung của hai nhà yêu nước Thái Phiên - Trần Cao Vân là di tích lịch sử gắn liền với cuộc khởi nghĩa Duy Tân năm 1916.Theo sử sách Thái Phiên (1882-1916) quê ở làng Nghi An, xã Hoà Phát, huyện Hoà Vang, tỉnh Quảng Nam. Năm 1904, ông tham gia phong trào Ðông Du, Duy Tân cùng Phan Bội Châu. Từ năm 1913, ông là một trong những thủ lĩnh Việt Nam Quang Phục Hội miền Nam Trung Kỳ.Trần Cao Vân (1866 - 1916) sinh tại làng Tư Phú, tổng Ða Hoàng, Phủ Ðiện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Sau khi Huế thất thủ (1885), ông đi tu tại chùa Cổ Lâm (miền núi Quảng Nam). Năm 1892, ông vào Bình Ðịnh dạy học và hoạt động chống Pháp. Năm 1908, ông tham gia đấu tranh chống thuế ở Trung Kỳ.Ðầu năm 1916, Thái Phiên và Trần Cao Vân đã gặp Vua Duy Tân thống nhất kế hoạch khởi nghĩa lật đổ chế độ cai trị của Pháp. Kế hoạch bị tiết lộ, cuộc khởi nghĩa không thành.Thái Phiên, Trần Cao Vân và Vua Duy Tân bị Pháp bắt trên đường lên căn cứ vào rạng sáng ngày 4/5/1916. Ngày 17/5/1916, cùng một số đồng chí của mình, hai ông bị xử chém tại cống Chém (nay thuộc phường An Hòa, TP Huế) và chôn cùng một hố.Tháng 6/1925, bà Trương Thị Dương, đồng chí của hai ông trong Việt Nam Quang Phục Hội đã bí mật đưa hài cốt hai ông từ An Hòa về chôn gần tháp Hòa thượng Kiết Mao thuộc xã Thủy Xuân.Sau đó 11 ngày, việc cải táng có nguy cơ bị bại lộ, bà Dương lại từ Quảng Trị vào, rồi đêm đến bí mật đào hài cốt hai ông đem chôn chung một mộ tại đồi thông Từ Hiếu, vị trí hiện tại của khu mộ.Năm 1992, di tích ngôi mộ chung Thái Phiên và Trần Cao Vân được nhà nước cấp kinh phí trùng tu, tôn tạo khang trang với đài tưởng niệm cao 4,3m.Ngôi mộ xưa là nấm đất sỏi hình tròn vẫn được bảo tồn nguyên vẹn.Trước mộ là tấm bia dựng từ năm 1956.Toàn bộ ngôi mộ, đài tưởng niệm nằm trong khuôn viên hình chữ nhật, chung quanh có lan can bao bọc.Năm 1990, ngôi mộ đã được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia của Việt Nam.Một số hình ảnh khác về ngôi mộ chung của Thái Phiên - Trần Cao Vân.
Nằm trên đồi thông Từ Hiếu, thuộc xã Thủy Xuân, thành phố Huế, ngôi mộ chung của hai nhà yêu nước Thái Phiên - Trần Cao Vân là di tích lịch sử gắn liền với cuộc khởi nghĩa Duy Tân năm 1916.
Theo sử sách Thái Phiên (1882-1916) quê ở làng Nghi An, xã Hoà Phát, huyện Hoà Vang, tỉnh Quảng Nam. Năm 1904, ông tham gia phong trào Ðông Du, Duy Tân cùng Phan Bội Châu. Từ năm 1913, ông là một trong những thủ lĩnh Việt Nam Quang Phục Hội miền Nam Trung Kỳ.
Trần Cao Vân (1866 - 1916) sinh tại làng Tư Phú, tổng Ða Hoàng, Phủ Ðiện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Sau khi Huế thất thủ (1885), ông đi tu tại chùa Cổ Lâm (miền núi Quảng Nam). Năm 1892, ông vào Bình Ðịnh dạy học và hoạt động chống Pháp. Năm 1908, ông tham gia đấu tranh chống thuế ở Trung Kỳ.
Ðầu năm 1916, Thái Phiên và Trần Cao Vân đã gặp Vua Duy Tân thống nhất kế hoạch khởi nghĩa lật đổ chế độ cai trị của Pháp. Kế hoạch bị tiết lộ, cuộc khởi nghĩa không thành.
Thái Phiên, Trần Cao Vân và Vua Duy Tân bị Pháp bắt trên đường lên căn cứ vào rạng sáng ngày 4/5/1916. Ngày 17/5/1916, cùng một số đồng chí của mình, hai ông bị xử chém tại cống Chém (nay thuộc phường An Hòa, TP Huế) và chôn cùng một hố.
Tháng 6/1925, bà Trương Thị Dương, đồng chí của hai ông trong Việt Nam Quang Phục Hội đã bí mật đưa hài cốt hai ông từ An Hòa về chôn gần tháp Hòa thượng Kiết Mao thuộc xã Thủy Xuân.
Sau đó 11 ngày, việc cải táng có nguy cơ bị bại lộ, bà Dương lại từ Quảng Trị vào, rồi đêm đến bí mật đào hài cốt hai ông đem chôn chung một mộ tại đồi thông Từ Hiếu, vị trí hiện tại của khu mộ.
Năm 1992, di tích ngôi mộ chung Thái Phiên và Trần Cao Vân được nhà nước cấp kinh phí trùng tu, tôn tạo khang trang với đài tưởng niệm cao 4,3m.
Ngôi mộ xưa là nấm đất sỏi hình tròn vẫn được bảo tồn nguyên vẹn.
Trước mộ là tấm bia dựng từ năm 1956.
Toàn bộ ngôi mộ, đài tưởng niệm nằm trong khuôn viên hình chữ nhật, chung quanh có lan can bao bọc.
Năm 1990, ngôi mộ đã được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia của Việt Nam.
Một số hình ảnh khác về ngôi mộ chung của Thái Phiên - Trần Cao Vân.