Được xây dựng từ thế kỷ 12 ở làng Cói, xã Hợp Thịnh, huyện Tam Dương, nay thuộc phường Hội Hợp, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, chùa Cói là một trong những ngôi chùa cổ nổi tiếng nhất xứ Đoài.Vào thế kỷ 18, Quận Hẻo Nguyễn Danh Phương cho xây thêm 2 toà tháp 7 tầng ở chùa. Từ đó, chùa Cói trở thành một tổng thể kiến trúc hoàn chỉnh, có giá trị nghệ thuật cao, được gần xa biết đến.Vào thời thuộc địa, năm 1939, Viễn Đông Bác Cổ trung tâm nghiên cứu của Pháp về Đông phương học – đã xếp chùa Cói vào hạng mục di sản văn hoá có giá trị ở Đông Dương, và có nhiều lời ca ngợi về kiến trúc của chùa.Đáng tiếc rằng trải qua cuộc chiến tranh do người Pháp tiến hành ở Việt Nam, chùa Cói đã bị tàn phá nặng nề. Ngày nay, phần lớn các công trình của chùa Cói được xây lại vào thập niên 1990, các công trình cổ chỉ còn rất ít.Công trình tiêu biếu nhất của chùa Cói là một tòa cây tháp xây bằng gạch. Đây là một trong hai tòa tháp được Quận Hẻo cho xây năm xưa, thường gọi là tháp Cói. Dù đã bị hư hại nhiều, tháp vẫn giữ được những đường nét kiến trúc vốn có.Theo khảo sát, tháp có 7 tầng, cao 7, 70 mét, bình đồ hình vuông với chân đế mỗi cạnh rộng 1,7 mét. Các tầng tháp nhỏ dần từ đế lên đỉnh, cứ mỗi tầng thu rút 20 cm cả chiều rộng và chiều cao.Gạch xây tháp là gạch Bát Tràng, loại gạch bìa vuông, dày 3 cm, được kết dính bằng vữa làm từ vôi vỏ sò trộn mật mía và muối. Bên ngoài lớp gạch được trát vữa bảo vệ.Công trình đáng chú ý khác của chùa cói là cổng tam quan cũ, nay nằm giữa sân chùa. Cổng được xây kiểu tiểu đình hai tầng tám mái thanh thoát, chống đỡ bằng 10 cột đá xanh nguyên khối, cao 2 mét, đường kính 0, 25 mét.Các điện thờ của chùa đều là công trình mới được xây dựng lại. Không gian bên trong điện thờ được bài trí đơn giản nhưng vẫn đầy đủ sự trang nghiêm.Chùa vẫn còn bảo tồn được một số cổ vật, đáng kể là 12 pho tượng bằng gỗ lõi mít.Dù không còn mang vẻ đẹp như thời hoàng kim, chùa Cói vẫn là một điểm tham quan sáng giá, thu hút đông đảo du khách và phật tử gần xa đến chiêm bái ở mảnh đất Vĩnh Phúc giàu truyền thống văn hóa...Một số hình ảnh khác về chùa Cói ở Vĩnh Phúc.
Được xây dựng từ thế kỷ 12 ở làng Cói, xã Hợp Thịnh, huyện Tam Dương, nay thuộc phường Hội Hợp, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, chùa Cói là một trong những ngôi chùa cổ nổi tiếng nhất xứ Đoài.
Vào thế kỷ 18, Quận Hẻo Nguyễn Danh Phương cho xây thêm 2 toà tháp 7 tầng ở chùa. Từ đó, chùa Cói trở thành một tổng thể kiến trúc hoàn chỉnh, có giá trị nghệ thuật cao, được gần xa biết đến.
Vào thời thuộc địa, năm 1939, Viễn Đông Bác Cổ trung tâm nghiên cứu của Pháp về Đông phương học – đã xếp chùa Cói vào hạng mục di sản văn hoá có giá trị ở Đông Dương, và có nhiều lời ca ngợi về kiến trúc của chùa.
Đáng tiếc rằng trải qua cuộc chiến tranh do người Pháp tiến hành ở Việt Nam, chùa Cói đã bị tàn phá nặng nề. Ngày nay, phần lớn các công trình của chùa Cói được xây lại vào thập niên 1990, các công trình cổ chỉ còn rất ít.
Công trình tiêu biếu nhất của chùa Cói là một tòa cây tháp xây bằng gạch. Đây là một trong hai tòa tháp được Quận Hẻo cho xây năm xưa, thường gọi là tháp Cói. Dù đã bị hư hại nhiều, tháp vẫn giữ được những đường nét kiến trúc vốn có.
Theo khảo sát, tháp có 7 tầng, cao 7, 70 mét, bình đồ hình vuông với chân đế mỗi cạnh rộng 1,7 mét. Các tầng tháp nhỏ dần từ đế lên đỉnh, cứ mỗi tầng thu rút 20 cm cả chiều rộng và chiều cao.
Gạch xây tháp là gạch Bát Tràng, loại gạch bìa vuông, dày 3 cm, được kết dính bằng vữa làm từ vôi vỏ sò trộn mật mía và muối. Bên ngoài lớp gạch được trát vữa bảo vệ.
Công trình đáng chú ý khác của chùa cói là cổng tam quan cũ, nay nằm giữa sân chùa. Cổng được xây kiểu tiểu đình hai tầng tám mái thanh thoát, chống đỡ bằng 10 cột đá xanh nguyên khối, cao 2 mét, đường kính 0, 25 mét.
Các điện thờ của chùa đều là công trình mới được xây dựng lại. Không gian bên trong điện thờ được bài trí đơn giản nhưng vẫn đầy đủ sự trang nghiêm.
Chùa vẫn còn bảo tồn được một số cổ vật, đáng kể là 12 pho tượng bằng gỗ lõi mít.
Dù không còn mang vẻ đẹp như thời hoàng kim, chùa Cói vẫn là một điểm tham quan sáng giá, thu hút đông đảo du khách và phật tử gần xa đến chiêm bái ở mảnh đất Vĩnh Phúc giàu truyền thống văn hóa...
Một số hình ảnh khác về chùa Cói ở Vĩnh Phúc.