Hòa Thân còn có tên khác là Hòa Khôn, thuộc tộc Nữu Hỗ Lộc của Mãn Châu, sinh năm 1750 (năm Càn Long thứ 15), mất ngày 22/02/1799, là một vị quan đại thần của triều Mãn Thanh thời vua Càn Long.Thiếu thời nhà Hòa Thân rất nghèo, nghèo đến nỗi không có đủ 10 lượng bạc nộp cho quan để xin nhận lại chức quan nhỏ của cha truyền lại.Nhờ ông Liêm (sau này là cha vợ) cho 10 lạng bạc mà Hòa Thân có cơ hội bước vào quan trường.Khi mới ra nhập triều đình, Hòa Thân giữ chức vị thị vệ. Tuy còn trẻ nhưng Hòa Thân đã sớm có năng lực làm việc xuất sắc và có các đóng góp nhất định cho triều đình.Dưới sự ưu ái của Càn Long, trong những năm tháng làm quan, số lần vơ vét, thao túng, ăn hối lộ, và tham nhũng của cải nhà nước của Hòa Thân là không thể đếm xuể.Của cải của Hòa Thân nhiều đến mức trong dân gian có một lời đồn tương truyền rằng "Cái Càn Long có thì Hòa Thân cũng có, thế nhưng cái Càn Long không có thì chưa chắc Hòa Thân đã không có".Là một người có đầu óc tài chính nhạy bén, quan tham Hòa Thân đã nghĩ ra một diệu kế để đề phòng trộm cắp, đồng thời cũng khiến tiền đẻ ra tiền. Đó chính là quy đổi một phần không nhỏ tiền bạc ra bất động sản.Các phủ đệ thời cổ đại thường chia ra làm phòng chính và hai dãy đông tây. Trong khi đó, hoa viên của Hòa Thân thời xưa chỉ tính riêng dãy phòng chính đã có tới 730 gian, dãy phía đông có 360 gian, dãy phía tây có 350 gian, đó là chưa kể tới hàng trăm gian phòng phụ khác.Về đất đai, Hòa Thân còn được biết tới là một đại địa chủ chính hiệu với ruộng đồng lên tới xấp xỉ 8000 mẫu, cửa hàng vàng bạc có 10 tiệm, số lượng tiệm cầm đồ cũng xấp xỉ con số này.Dùng tiền bạc quy đổi ra đất đai và bất động sản có thể xem là một cách quản lý tài chính hết sức thông minh vào thời bấy giờ.Bởi lẽ kẻ trộm dù có lấy được giấy tờ đất đai hay nhà cửa thì cũng không có ích gì, hơn nữa dẫu có dám mang đi cầm cố hay mua bán cũng dễ dàng bị quan phủ bắt lại.>>>Xem thêm video: Phát minh thay đổi thế giới của phương Tây ra đời ở Trung Quốc?
Hòa Thân còn có tên khác là Hòa Khôn, thuộc tộc Nữu Hỗ Lộc của Mãn Châu, sinh năm 1750 (năm Càn Long thứ 15), mất ngày 22/02/1799, là một vị quan đại thần của triều Mãn Thanh thời vua Càn Long.
Thiếu thời nhà Hòa Thân rất nghèo, nghèo đến nỗi không có đủ 10 lượng bạc nộp cho quan để xin nhận lại chức quan nhỏ của cha truyền lại.
Nhờ ông Liêm (sau này là cha vợ) cho 10 lạng bạc mà Hòa Thân có cơ hội bước vào quan trường.
Khi mới ra nhập triều đình, Hòa Thân giữ chức vị thị vệ. Tuy còn trẻ nhưng Hòa Thân đã sớm có năng lực làm việc xuất sắc và có các đóng góp nhất định cho triều đình.
Dưới sự ưu ái của Càn Long, trong những năm tháng làm quan, số lần vơ vét, thao túng, ăn hối lộ, và tham nhũng của cải nhà nước của Hòa Thân là không thể đếm xuể.
Của cải của Hòa Thân nhiều đến mức trong dân gian có một lời đồn tương truyền rằng "Cái Càn Long có thì Hòa Thân cũng có, thế nhưng cái Càn Long không có thì chưa chắc Hòa Thân đã không có".
Là một người có đầu óc tài chính nhạy bén, quan tham Hòa Thân đã nghĩ ra một diệu kế để đề phòng trộm cắp, đồng thời cũng khiến tiền đẻ ra tiền. Đó chính là quy đổi một phần không nhỏ tiền bạc ra bất động sản.
Các phủ đệ thời cổ đại thường chia ra làm phòng chính và hai dãy đông tây. Trong khi đó, hoa viên của Hòa Thân thời xưa chỉ tính riêng dãy phòng chính đã có tới 730 gian, dãy phía đông có 360 gian, dãy phía tây có 350 gian, đó là chưa kể tới hàng trăm gian phòng phụ khác.
Về đất đai, Hòa Thân còn được biết tới là một đại địa chủ chính hiệu với ruộng đồng lên tới xấp xỉ 8000 mẫu, cửa hàng vàng bạc có 10 tiệm, số lượng tiệm cầm đồ cũng xấp xỉ con số này.
Dùng tiền bạc quy đổi ra đất đai và bất động sản có thể xem là một cách quản lý tài chính hết sức thông minh vào thời bấy giờ.
Bởi lẽ kẻ trộm dù có lấy được giấy tờ đất đai hay nhà cửa thì cũng không có ích gì, hơn nữa dẫu có dám mang đi cầm cố hay mua bán cũng dễ dàng bị quan phủ bắt lại.