Tần Thủy Hoàng cũng có một 'bạch nguyệt quang' ở sâu trong lòng

Google News

Dù không có hoàng hậu nhưng đến những năm cuối của cuộc đời mình, ông lại có mối tình khắc cốt ghi tâm với một quả phụ.

Theo sử sách ghi lại, mẹ ruột của Tần Thủy Hoàng là Triệu Cơ còn cha ruột của ông thì không rõ là Tần Trang Tương vương Doanh Dị Nhân hay chính là Lã Bất Vi. Sau này, Triệu Cơ còn sinh được hai người con trai với Lao Ái khiến Tần Thủy Hoàng cảm thấy tủi nhục. Để trút giận, Tần Thủy Hoàng bãi bỏ chức quan của Lã Bất Vi rồi ép ông tự tử, giam giữ Triệu Cơ và giết hai con trai của bà.

Tan Thuy Hoang cung co mot 'bach nguyet quang' o sau trong long

Vị vua chưa từng lập hoàng hậu vì ghét phụ nữ như Tần Thủy Hoàng ai ngờ cũng có một "bạch nguyệt quang" ở sâu trong lòng

Sau khi nước Tần tiêu diệt sáu nước thống nhất thiên hạ, Tần Thủy Hoàng ra lệnh chôn cất tất cả những phi tần của vua các nước này. Tuy là vị hoàng đế đầu tiên, có thành tích lục hợp, Tần Thủy Hoàng lại không thích phụ nữ chút nào.

Điều kỳ lạ hơn nữa là đến cuối đời, ông lại quay ngoắt 180 độ, từ một kẻ tránh xa nữ giới, lại có tình ý sâu đậm với một quả phụ. Ông rước nàng vào cung, gọi nàng là "chinh phụ", rồi còn cho xây dựng "Hoài Thanh đài" sau khi nàng chết để tưởng nhớ nàng. Liệu người phụ nữ này có phải là định mệnh trong cuộc đời của Tần Thủy Hoàng?

Theo ghi chép trong sử ký, tổ tiên của quả phụ Thanh phát hiện ra một mỏ quặng và sử dụng nó qua nhiều thế hệ, gia tộc cũng chưa có điều tiếng gì. Thanh đã giữ lại công việc kinh doanh của gia đình, dùng của cải để thành lập lực lượng vũ trang của riêng mình và quyết thủ tiết sau bao nhiêu năm. Sự giàu có của bà đi kèm với quyền lực lớn một vùng, danh tiếng vang xa.

Với những gì đã được ghi lại này, thoạt nhìn thì có vẻ Tần Thủy Hoàng đang thèm muốn sự giàu có của Thanh nên đã đưa bà vào cung. Nhưng cũng có thể đằng sau đó là một mối tình sâu sắc. Sự trinh tiết của Thanh đã khiến hoàng đế cảm động.

Quả phụ Thanh sinh ra trong một gia đình danh giá họ Ba. Khi lấy chồng, bà đã mang theo gia sản kếch xù, đó là mỏ quặng do tổ tiên truyền lại từ bao đời nay. Sau khi kết hôn chưa lâu, chồng bà mất và kể từ đó bà đã khóa cửa trái tim mình để tập trung vào công việc kinh doanh.

Tan Thuy Hoang cung co mot 'bach nguyet quang' o sau trong long-Hinh-2

Phụ nữ thời xưa có địa vị trong xã hội và gia đình rất thấp, nhưng nhờ tài năng và của cải kiếm được, nên quả phụ Thanh rất có tiếng nói. Sau khi mở mang thị trường ra các nước lân cận, bà bắt đầu tuyển quân để thành lập một đội bảo vệ cho gia tộc và hộ tống vận chuyển hàng hóa.

Dưới sự lãnh đạo của người phụ nữ này, Ba thị ngày càng tích lũy được của cải, danh tiếng ngày càng hưng vượng. Năm 221 TCN, Tần Thủy Hoàng tiêu diệt 6 nước chư hầu, các quý tộc cũng bị thu lại ruộng đất, cắt bỏ quyền lực. Một hôm, thứ sử triều đình bẩm báo Ba quả phụ lập quân đội riêng, tích trữ nhiều của cải, nghi có mưu đồ bất chính.

Tần Thủy Hoàng liền lệnh cho tể tướng Lý Tư đến Ba thị bí mật điều tra. Lý Tư không phải là không biết đến gia tộc Ba thị thịnh vượng mấy chục năm này. Khi Tần Thủy Hoàng ra lệnh xây dựng Vạn Lý Trường Thành để chống lại tộc Hung Nô phía bắc, chính gia đình họ đã quyên góp hàng chục nghìn lượng bạc.

Lý Tư đã viết lại toàn bộ sự thật và trình lên hoàng đế. Bản tấu này lập tức khơi dậy sự quan tâm lớn đối với Tần Thủy Hoàng. Một người phụ nữ đầy đức hạnh và tài năng đã xuất hiện, hoàn toàn khác với tất cả những người phụ nữ mà ông từng gặp, làm sao mà vị vua này có thể không hứng thú?

Vì vậy, ông ra lệnh đưa quả phụ Thanh đến Trường An để tận mắt chiêm ngưỡng người phụ nữ kỳ lạ này. Trước khi khởi hành, quả phụ Thanh giao lại công việc gia đình cho em chồng là Ba Ấp vì lo sợ sẽ gặp chuyện không may.

Tan Thuy Hoang cung co mot 'bach nguyet quang' o sau trong long-Hinh-3

Mùa xuân năm 214 TCN, Thanh, một góa phụ ngoài 50 tuổi, được Tần Thủy Hoàng đưa vào cung. Ngay khi nhìn thấy người phụ nữ duyên dáng, giàu có và thanh lịch này, vị hoàng đế đã trúng tiếng sét ái tình. Ông chiếu cáo thiên hạ từ nay sẽ gọi Thanh là "trinh phụ".

Nhưng có thật là Tần Thủy Hoàng động lòng với quả phụ Thanh hay không thì không ai rõ. Bởi vì ông là một người đam mê chế tạo thuốc trường sinh bất lão, trong khi gia tộc Ba thị lại nắm giữ một nguồn thủy ngân và chu sa khổng lồ. Góa phụ Thanh ban đầu định rời cung để trở về quê nhà chủ trì việc khai thác và luyện kim. Tuy nhiên, Tần Thủy Hoàng lại không có ý định để bà đi. Mỗi ngày ông đều đến thăm và nói chuyện với Thanh.

Biết tin cung điện dưới lòng đất mà hoàng đế đang xây dựng cần gấp một lượng lớn thủy ngân, góa phụ Thanh nghĩ rằng nếu đáp ứng yêu cầu thì hoàng đế sẽ buông tha cho nàng. Nhưng kết cục lại chuốc lấy thất bại, Tần Thủy Hoàng càng thích nàng hơn.

Tan Thuy Hoang cung co mot 'bach nguyet quang' o sau trong long-Hinh-4

Sự sủng ái của hoàng đế khiến quả phụ Thanh rất bất an. Những suy nghĩ lo lắng cộng với tuổi tác khiến Thanh không tránh khỏi bệnh tật. Dù cho đã mời rất nhiều đại phu giỏi khắp cả nước, họ vẫn không thể cứu được Thanh.

Có thể thấy nỗi nhục mà Triệu Cơ mang lại cho vị vua này vẫn còn canh cánh mãi ở trong lòng. Dù đi đâu, làm gì, ông cũng luôn nhắc nhở quan quân và người dân phải giữ gìn đức hạnh, giống như những gì mà Thanh đã giữ gìn nhiều năm qua.

Sau cái chết của quả phụ Thanh, Tần Thủy Hoàng quyết định cử binh lính đưa thi thể của bà về quê nhà theo di nguyện. Mùa đông năm 213 TCN, hàng trăm binh sĩ hộ tống quan tài và quan lại địa phương đã chôn cất quả phụ Thanh trong một lăng mộ mới xây.

Ba chữ "Hoài Thanh đài", tên của lăng mộ, được chính tay Tần Thủy Hoàng viết. Người phụ nữ tên Thanh này đã sống như một "bạch nguyệt quang" (ám chỉ người mình yêu sâu đậm nhưng không đến được với nhau) trong mắt Tần Thủy Hoàng.

Theo Bảo Vệ Công Lý

>> xem thêm

Bình luận(0)