Tần Thủy Hoàng là vị vua thứ 36 của nhà Tần và là hoàng đế đầu tiên của đất nước Trung Hoa thống nhất. Trong thời gian trị vì đất nước, ông hoàng cho xây dựng nhiều công trình "khủng" như Vạn Lý Trường Thành và lăng mộ bề thế cho bản thân.Đặc biệt, Tần Thủy Hoàng cho người bố trí nhiều cạm bẫy trong lăng mộ để ngăn mộ tặc quấy nhiễu, xâm phạm sau khi ông được an táng. Trong khi lên kế hoạch bảo vệ lăng mộ cho bản thân thì ông hoàng nhà Tần này lại dòm ngó một mộ cổ của nhân vật "lớn" trong lịch sử là Ngô vương Hạp Lư.Theo sử sách, Ngô vương Hạp Lư là hoàng đế danh tiếng thời Xuân Thu chiến quốc. Sau khi ông băng hà, con trai là Phù Sai kế thừa ngôi báu. Đồng thời, Phù Sai sai người xây dựng lăng mộ bề thế cho vua cha quá cố ở dưới lòng hồ Kiếm, núi Hổ Khâu thuộc Tô Châu.Để hoàn thành lăng mộ, Phù Sai cho người rút hết nước trong hồ. Kế đến, đội ngũ kiến trúc sư, công nhân tiến hành thi công lăng mộ.Sau đó, quan tài chứa thi hài Ngô vương Hạp Lư được đưa vào trong lăng mộ. Ông hoàng này được tùy táng cùng nhiều cổ vật giá trị như lượng lớn vàng bạc châu báu, hơn 3.000 bảo kiếm...Khi hoàn tất các nghi thức mai táng, Ngô vương Phù Sai cho người đóng kín lăng mộ rồi tháo đầy nước vào lòng hồ.Tương truyền, Tần Thủy Hoàng biết được trong lăng mộ của Ngô vương Hạp Lư có rất nhiều bảo vật, đặc biệt là những thanh bảo kiếm quý giá. Vì vậy, ông hoàng nhà Tần khao khát có được số kiếm đó.Do đó, 2 năm sau khi thống nhất đất nước, Tần Thủy Hoàng đi chu du nhiều nơi. Trên đường đi từ Từ Châu đến Tô Châu, ông hạ lệnh cho quân sĩ tìm kiếm lăng mộ của Ngô vương Hạp Lư.Dù đội quân của Tần Thủy Hoàng vô cùng tinh nhuệ và chuyên nghiệp nhưng không thể tìm ra vị trí chính xác nơi an nghỉ ngàn thu của Ngô vương Hạp Lư sau suốt thời gian dài.Cuối cùng, Tần Thủy Hoàng quyết định từ bỏ việc tìm kiếm lăng mộ của Ngô vương Hạp Lư dù rất muốn có được những bảo kiếm sắc bén, quý giá của ông hoàng này. Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.
Tần Thủy Hoàng là vị vua thứ 36 của nhà Tần và là hoàng đế đầu tiên của đất nước Trung Hoa thống nhất. Trong thời gian trị vì đất nước, ông hoàng cho xây dựng nhiều công trình "khủng" như Vạn Lý Trường Thành và lăng mộ bề thế cho bản thân.
Đặc biệt, Tần Thủy Hoàng cho người bố trí nhiều cạm bẫy trong lăng mộ để ngăn mộ tặc quấy nhiễu, xâm phạm sau khi ông được an táng. Trong khi lên kế hoạch bảo vệ lăng mộ cho bản thân thì ông hoàng nhà Tần này lại dòm ngó một mộ cổ của nhân vật "lớn" trong lịch sử là Ngô vương Hạp Lư.
Theo sử sách, Ngô vương Hạp Lư là hoàng đế danh tiếng thời Xuân Thu chiến quốc. Sau khi ông băng hà, con trai là Phù Sai kế thừa ngôi báu. Đồng thời, Phù Sai sai người xây dựng lăng mộ bề thế cho vua cha quá cố ở dưới lòng hồ Kiếm, núi Hổ Khâu thuộc Tô Châu.
Để hoàn thành lăng mộ, Phù Sai cho người rút hết nước trong hồ. Kế đến, đội ngũ kiến trúc sư, công nhân tiến hành thi công lăng mộ.
Sau đó, quan tài chứa thi hài Ngô vương Hạp Lư được đưa vào trong lăng mộ. Ông hoàng này được tùy táng cùng nhiều cổ vật giá trị như lượng lớn vàng bạc châu báu, hơn 3.000 bảo kiếm...
Khi hoàn tất các nghi thức mai táng, Ngô vương Phù Sai cho người đóng kín lăng mộ rồi tháo đầy nước vào lòng hồ.
Tương truyền, Tần Thủy Hoàng biết được trong lăng mộ của Ngô vương Hạp Lư có rất nhiều bảo vật, đặc biệt là những thanh bảo kiếm quý giá. Vì vậy, ông hoàng nhà Tần khao khát có được số kiếm đó.
Do đó, 2 năm sau khi thống nhất đất nước, Tần Thủy Hoàng đi chu du nhiều nơi. Trên đường đi từ Từ Châu đến Tô Châu, ông hạ lệnh cho quân sĩ tìm kiếm lăng mộ của Ngô vương Hạp Lư.
Dù đội quân của Tần Thủy Hoàng vô cùng tinh nhuệ và chuyên nghiệp nhưng không thể tìm ra vị trí chính xác nơi an nghỉ ngàn thu của Ngô vương Hạp Lư sau suốt thời gian dài.
Cuối cùng, Tần Thủy Hoàng quyết định từ bỏ việc tìm kiếm lăng mộ của Ngô vương Hạp Lư dù rất muốn có được những bảo kiếm sắc bén, quý giá của ông hoàng này.
Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.