Trong ảnh là mẫu cuốc và rìu thuộc văn hóa Phùng Nguyên được tìm thấy ở Phú Thọ. Văn hóa Phùng Nguyên là một nền văn hóa tiền sử thuộc sơ kỳ thời đại đồ đồng, cuối thời đại đồ đá mới ở Việt Nam, cách đây chừng 4.000 năm đến 3.500 năm.Trong hệ thống hiện vật của văn hóa Phùng Nguyên, đồ trang sức bằng các loại đá, đá bán quý, ngọc được tìm thấy nhiều, đặc biệt là các vòng đá. Ảnh: Vòng tay và hạt chuỗi của văn hóa Phùng Nguyên.Ngoài đồ đá, cư dân Phùng Nguyên đã biết chế tạo đồ gốm đặc sắc từ khâu làm đất, tạo dáng cho đến hoa văn trang trí. Ảnh: Thố gốm Phùng Nguyên.Về xuất xứ tên gọi, di chỉ Phùng Nguyên được lấy làm tên xác lập cho nền văn hóa Phùng Nguyên tọa lạc tại xã Kinh Kệ, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Ảnh: Lõi vòng và mũi khoan thuộc văn hóa Phùng Nguyên.Di chỉ này đã được các nhà khảo cổ học Việt Nam phát hiện và khai quật nhiều lần, trên diện tích rộng khoảng 4.000m2 trong những năm từ 1959 đến 1970. Ảnh: Dọi xe sợi bằng đất nung của văn hóa Phùng Nguyên.Cho tới nay, hơn 60 di chỉ thuộc văn hóa Phùng Nguyên đã được phát hiện ở châu thổ Bắc Bộ, chủ yếu là dọc theo lưu vực các con sông lớn như sông Hồng, sông Lô, sông Thao, sông Đà, sông Đáy… Ảnh: Nha chương (vật dùng trong nghi lễ) làm bằng đá ngọc của văn hóa Phùng Nguyên.Các tỉnh phát hiện nhiều di chỉ thuộc văn hóa Phùng Nguyên nhất là Phú Thọ, Bắc Ninh, Ninh Bình, Hà Nội, Hải Phòng. Trong đó, di chỉ Mán Bạc ở Ninh Bình có tầm quan trọng đặc biệt vì là nơi phát lộ nhiều hài cốt cổ. Ảnh: Nha chương làm bằng đá ngọc của văn hóa Phùng Nguyên.Trong tất cả các hiện vật khảo cổ khai quật được thuộc nền văn hóa này, công cụ bằng đá phổ biến và chiếm ưu thế tuyệt đối. Ảnh: Nha chương làm bằng đá ngọc của văn hóa Phùng Nguyên.Theo các nhà nghiên cứu, cư dân Phùng Nguyên có thể đã sử dụng đồ đồng. Dù vậy, ngoài ít mẩu xỉ đồng, hiện tại chưa hề tìm thấy bất kỳ công cụ bằng đồng nào. Ảnh: Lưỡi qua làm bằng đá của văn hóa Phùng Nguyên.Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Trong ảnh là mẫu cuốc và rìu thuộc văn hóa Phùng Nguyên được tìm thấy ở Phú Thọ. Văn hóa Phùng Nguyên là một nền văn hóa tiền sử thuộc sơ kỳ thời đại đồ đồng, cuối thời đại đồ đá mới ở Việt Nam, cách đây chừng 4.000 năm đến 3.500 năm.
Trong hệ thống hiện vật của văn hóa Phùng Nguyên, đồ trang sức bằng các loại đá, đá bán quý, ngọc được tìm thấy nhiều, đặc biệt là các vòng đá. Ảnh: Vòng tay và hạt chuỗi của văn hóa Phùng Nguyên.
Ngoài đồ đá, cư dân Phùng Nguyên đã biết chế tạo đồ gốm đặc sắc từ khâu làm đất, tạo dáng cho đến hoa văn trang trí. Ảnh: Thố gốm Phùng Nguyên.
Về xuất xứ tên gọi, di chỉ Phùng Nguyên được lấy làm tên xác lập cho nền văn hóa Phùng Nguyên tọa lạc tại xã Kinh Kệ, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Ảnh: Lõi vòng và mũi khoan thuộc văn hóa Phùng Nguyên.
Di chỉ này đã được các nhà khảo cổ học Việt Nam phát hiện và khai quật nhiều lần, trên diện tích rộng khoảng 4.000m2 trong những năm từ 1959 đến 1970. Ảnh: Dọi xe sợi bằng đất nung của văn hóa Phùng Nguyên.
Cho tới nay, hơn 60 di chỉ thuộc văn hóa Phùng Nguyên đã được phát hiện ở châu thổ Bắc Bộ, chủ yếu là dọc theo lưu vực các con sông lớn như sông Hồng, sông Lô, sông Thao, sông Đà, sông Đáy… Ảnh: Nha chương (vật dùng trong nghi lễ) làm bằng đá ngọc của văn hóa Phùng Nguyên.
Các tỉnh phát hiện nhiều di chỉ thuộc văn hóa Phùng Nguyên nhất là Phú Thọ, Bắc Ninh, Ninh Bình, Hà Nội, Hải Phòng. Trong đó, di chỉ Mán Bạc ở Ninh Bình có tầm quan trọng đặc biệt vì là nơi phát lộ nhiều hài cốt cổ. Ảnh: Nha chương làm bằng đá ngọc của văn hóa Phùng Nguyên.
Trong tất cả các hiện vật khảo cổ khai quật được thuộc nền văn hóa này, công cụ bằng đá phổ biến và chiếm ưu thế tuyệt đối. Ảnh: Nha chương làm bằng đá ngọc của văn hóa Phùng Nguyên.
Theo các nhà nghiên cứu, cư dân Phùng Nguyên có thể đã sử dụng đồ đồng. Dù vậy, ngoài ít mẩu xỉ đồng, hiện tại chưa hề tìm thấy bất kỳ công cụ bằng đồng nào. Ảnh: Lưỡi qua làm bằng đá của văn hóa Phùng Nguyên.
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.