Được nhà khảo cổ học người Pháp Henri Parmentier phát hiện vào năm 1911 tại di chỉ Đồng Dương (xã Bình Định, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam), tượng Phật Đồng Dương được đánh giá là bức tượng Phật cổ nhất của khu vực Đông Nam Á.Tượng được làm bằng chất liệu đồng thau, nặng 120kg với chiều cao 120cm, chỗ rộng nhất 38cm và chỗ dày nhất là 38cm, tượng trong tư thế đứng như đang thuyết pháp (chuyển pháp luân).Tượng đặt trên một bệ tròn hai tầng có tạc hình các cánh sen bao quanh. Phần trên của bệ là khối bán cầu ở thế ngửa lên. Phần dưới bệ có hình tròn lớn hơn như miệng chuông úp xuống. Chân tượng được đóng chặt vào bệ bằng những chiếc mộng đặt dưới lòng đôi bàn chân bằng phẳng.Tạo hình của tượng cân đối, hài hòa, kỹ thuật tạo y phục tinh tế, mềm mại, với một tấm áo tu hành Uttarasanga dài để hở một vai, lại khoác thêm bên ngoài một tấm khoác Samghati.Tóc Phật là những vòng xoắn ốc đều đặn. Trên trán có một Urna (thiên nhãn) lớn. Khuôn mặt được thể hiện sống động với những đường nét tả thực mang sự tương đồng với điêu khắc Hy Lạp.Nguồn gốc chính xác của tượng vẫn chưa được xác định. Có ý kiến cho rằng, tượng Phật Đồng Dương giống các tượng Phật của Amaradhapura (Sri Lanka), nên có thể tượng đã được mang về từ Ấn Độ hoặc Sri Lanka. Mặt khác, nhiều nhà khảo cổ nghiêng về khả năng là tượng do người Chăm xưa làm nên.Theo các giám định, pho tượng được xác định có niên đại vào khoảng thế kỷ 8 - 9, liên quan đến một giai đoạn Phật giáo ở Champa phát triển hưng thịnh nhất. Đó là thời kỳ thuộc triều Indravarman II, còn gọi là “Vương triều Đồng Dương” hay “Vương triều Phật giáo”.Dù đã tồn tại trên ngàn năm nhưng bức tượng vẫn còn rất nguyên vẹn.Các nhà nghiên cứu đầu ngành cho rằng, tượng Phật Đồng Dương không chỉ là báu vật vô giá của Việt Nam mà còn chiếm giữ vị thế vô cùng quan trọng đối với văn hóa khảo cổ ở Đông Nam Á.Vào năm 2012, tượng Phật Đồng Dương đã được công nhận là bảo vật quốc gia. Hiện vật vô giá này hiện được lưu giữ tại bảo tàng Lịch sử ở TP HCM.
Được nhà khảo cổ học người Pháp Henri Parmentier phát hiện vào năm 1911 tại di chỉ Đồng Dương (xã Bình Định, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam), tượng Phật Đồng Dương được đánh giá là bức tượng Phật cổ nhất của khu vực Đông Nam Á.
Tượng được làm bằng chất liệu đồng thau, nặng 120kg với chiều cao 120cm, chỗ rộng nhất 38cm và chỗ dày nhất là 38cm, tượng trong tư thế đứng như đang thuyết pháp (chuyển pháp luân).
Tượng đặt trên một bệ tròn hai tầng có tạc hình các cánh sen bao quanh. Phần trên của bệ là khối bán cầu ở thế ngửa lên. Phần dưới bệ có hình tròn lớn hơn như miệng chuông úp xuống. Chân tượng được đóng chặt vào bệ bằng những chiếc mộng đặt dưới lòng đôi bàn chân bằng phẳng.
Tạo hình của tượng cân đối, hài hòa, kỹ thuật tạo y phục tinh tế, mềm mại, với một tấm áo tu hành Uttarasanga dài để hở một vai, lại khoác thêm bên ngoài một tấm khoác Samghati.
Tóc Phật là những vòng xoắn ốc đều đặn. Trên trán có một Urna (thiên nhãn) lớn. Khuôn mặt được thể hiện sống động với những đường nét tả thực mang sự tương đồng với điêu khắc Hy Lạp.
Nguồn gốc chính xác của tượng vẫn chưa được xác định. Có ý kiến cho rằng, tượng Phật Đồng Dương giống các tượng Phật của Amaradhapura (Sri Lanka), nên có thể tượng đã được mang về từ Ấn Độ hoặc Sri Lanka. Mặt khác, nhiều nhà khảo cổ nghiêng về khả năng là tượng do người Chăm xưa làm nên.
Theo các giám định, pho tượng được xác định có niên đại vào khoảng thế kỷ 8 - 9, liên quan đến một giai đoạn Phật giáo ở Champa phát triển hưng thịnh nhất. Đó là thời kỳ thuộc triều Indravarman II, còn gọi là “Vương triều Đồng Dương” hay “Vương triều Phật giáo”.
Dù đã tồn tại trên ngàn năm nhưng bức tượng vẫn còn rất nguyên vẹn.
Các nhà nghiên cứu đầu ngành cho rằng, tượng Phật Đồng Dương không chỉ là báu vật vô giá của Việt Nam mà còn chiếm giữ vị thế vô cùng quan trọng đối với văn hóa khảo cổ ở Đông Nam Á.
Vào năm 2012, tượng Phật Đồng Dương đã được công nhận là bảo vật quốc gia. Hiện vật vô giá này hiện được lưu giữ tại bảo tàng Lịch sử ở TP HCM.