Giếng cổ Phú Diễn nằm trong làng Phú Diễn (phường Phú Diện, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) được các nhà nhiên cứu đánh giá là giếng cổ đẹp và độc đáo vào hàng bậc nhất Việt Nam.Giếng có dạng tròn với thân cao khoảng 30cm, đường kính 1,5m. Mặt trong có đường kính khoảng 0,8m.Nét đặc biệt của giếng cổ này chính là phần thân giếng được đẽo từ một phiến đá nguyên khối theo thế “chân quỳ dạ cá” rất tinh xảo.Theo quan niệm truyền thống của người Việt, cách tạo hình này thể hiện ước vọng về sự trường tồn, vững chắc và tài lộc, thành đạt trong sự nghiệp.Đây là lối tạo hình độc nhất vô nhị được ghi nhận trong các giếng cổ còn tồn tại ở Việt Nam.Lòng giếng xây bằng gạch nung, sâu khoảng 10m, bên dưới vẫn đầy ắp nước.Do việc xây giếng không được ghi lại trong văn bia hay sách sử nên niên đại chính xác của giếng cổ Phú Diễn chưa được xác định. Chỉ có một điều chắc chắn là giếng đã tồn tại rất lâu đời nên miệng giếng đã bị bào mòn dây gàu cọ vào.Theo ước đoán của các bậc cao niên, giếng được xây dựng trong khoảng thời gian từ 400-600 năm trước, trong giai đoạn hình thành và phát triển của làng Phú Diễn.Theo lời kể được truyền lại qua nhiều đời, từ xưa nước giếng Phú Diễn đã nổi tiếng là ngon và ngọt lạ kỳ. Có năm hạn nhiều, các làng hết nước đều phải qua đây xin.Không chỉ là nguồn nước, giếng đã trở thành một phần trong đời sống tâm linh của dâng làng Phú Diễn. Hàng năm, người làng vẫn tát cạn nước để thau giếng, tẩy uế. Sau khi lấy nước giếng đem đi cúng thánh, làm lễ tắm tượng xong dân làng mới sử dụng nước giếng trở lại...
Giếng cổ Phú Diễn nằm trong làng Phú Diễn (phường Phú Diện, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) được các nhà nhiên cứu đánh giá là giếng cổ đẹp và độc đáo vào hàng bậc nhất Việt Nam.
Giếng có dạng tròn với thân cao khoảng 30cm, đường kính 1,5m. Mặt trong có đường kính khoảng 0,8m.
Nét đặc biệt của giếng cổ này chính là phần thân giếng được đẽo từ một phiến đá nguyên khối theo thế “chân quỳ dạ cá” rất tinh xảo.
Theo quan niệm truyền thống của người Việt, cách tạo hình này thể hiện ước vọng về sự trường tồn, vững chắc và tài lộc, thành đạt trong sự nghiệp.
Đây là lối tạo hình độc nhất vô nhị được ghi nhận trong các giếng cổ còn tồn tại ở Việt Nam.
Lòng giếng xây bằng gạch nung, sâu khoảng 10m, bên dưới vẫn đầy ắp nước.
Do việc xây giếng không được ghi lại trong văn bia hay sách sử nên niên đại chính xác của giếng cổ Phú Diễn chưa được xác định. Chỉ có một điều chắc chắn là giếng đã tồn tại rất lâu đời nên miệng giếng đã bị bào mòn dây gàu cọ vào.
Theo ước đoán của các bậc cao niên, giếng được xây dựng trong khoảng thời gian từ 400-600 năm trước, trong giai đoạn hình thành và phát triển của làng Phú Diễn.
Theo lời kể được truyền lại qua nhiều đời, từ xưa nước giếng Phú Diễn đã nổi tiếng là ngon và ngọt lạ kỳ. Có năm hạn nhiều, các làng hết nước đều phải qua đây xin.
Không chỉ là nguồn nước, giếng đã trở thành một phần trong đời sống tâm linh của dâng làng Phú Diễn. Hàng năm, người làng vẫn tát cạn nước để thau giếng, tẩy uế. Sau khi lấy nước giếng đem đi cúng thánh, làm lễ tắm tượng xong dân làng mới sử dụng nước giếng trở lại...