Nằm ở đầu phía Tây của cầu Long Biên, ga Long Biên là một ga tàu hỏa có lịch sử lâu đời, đồng thời là nhà ga mang những đặc điểm "độc nhất vô nhị" của ngành đường sắt Việt Nam.Hoạt động từ năm 1902, ga Long Biên còn có tên gọi là ga Đầu Cầu do chỉ nằm cách cầu Long Biên vài mét. Cùng với ga Hà Nội/Hàng Cỏ, đây là một trong hai nhà ga nằm trong khu nội đô cũ của Hà Nội.Trên thực tế, ga Long Biên không phải một nhà ga đúng nghĩa mà chỉ là trạm dừng tàu hỏa để đón, trả khách tại khu vực phố cổ Hà Nội.Ga này chỉ có một đường ray chính, không có các làn đường ray phụ và bờ ke cho khách lên xuống tàu như các ga tàu hỏa "xịn".Do “dính” vào cầu Long Biên mà toàn bộ khu nhà chính của ga được đặt trên các vòm đá hộc của cầu dẫn tàu hỏa chạy dọc phố Gầm Cầu chứ không nằm trên mặt đất như các ga khác.Điều này dẫn đến một cảnh tượng kỳ khôi ở khu phố cổ, đó là khi đoàn tàu dừng ở sân ga, những người đi đường ở tuyến phố cạnh ga có thể nhìn thấy các toa tàu "lơ lửng" ngay trên đầu mình.Và ngược lại, từ sân ga có thể quan sát khu phố cổ qua góc nhìn từ trên cao với nhiều điều thú vị.Do địa hình đặc thù nên cửa ra vào ga Long Biên cũng rất độc đáo. Cửa chính được gắn biển Ga Long Biên quay ra đường dẫn xuống cầu theo hướng thuận từ phía Gia Lâm vào Hà Nội. Đây là cửa dành cho hành khách có hành lý cồng kềnh.Ngoài ra, nhà ga còn hai cửa phụ nằm ở vị trí khá khuất nẻo mà nếu không để ý sẽ khó nhận ra. Đầu tiên là cửa nằm ở vỉa hè đường Trần Nhật Duật. Cửa khá nhỏ và thường bị che bởi một đống xe máy dựng trên vỉa hè.Từ cửa Trần Nhật Duật có một cầu thang với 23 bậc ghép bằng đá chẻ rất đẹp dẫn lên ga. Do phải leo thang nên thông thường chỉ hành khách có hành lý gọn nhẹ mới đi cửa này.Cửa phụ thứ hai nằm ở một ngõ nhỏ men theo chân cầu dẫn thông ra phố Nguyễn Thiệp. Cửa này dành cho những ai muốn qua lại giữa ga Long Biên và vực chợ Đồng Xuân.Cũng như cửa Trần Nhật Duật, từ cửa Nguyễn Thiệp có hàng chục bậc thang dẫn lên nhà ga. Điều khác biệt là các bậc thang ở đây làm bằng xi măng, thoải hơn và ở giữa có lối để dắt xe hai bánh.Một nét lý thú nữa của ga Long Biên là chính giữa nhà ga có một cây bồ để rất to, cành lá xum xuê.Dưới gốc cây có một miếu thờ lúc nào cũng nghi ngút khói hương. Các thần được thờ ở đây thuộc về đạo Mẫu.Do có mối liên hệ rất mật thiết với cầu Long Biên, ga Long Biên có thể được ví như là một bộ phận đặc biệt của cây cầu lịch sử này.Đứng từ sân ga, có thể nhìn thấy những đoàn tàu rầm rập ra vào ga qua những nhịp cầu nhuốm màu thời gian.Từ cổng chính của ga, chỉ bước ít bước là đã đặt chân lên cây cầu biểu tượng của thủ đô.Với vị thế có 1-0-2 của mình, ga Long Biên thực sự là một điểm dừng chân đặc sắc trong hành trình khám phá Hà Nội.Hiện tại, mỗi ngày nhà ga trong phố cổ này có trên dưới 20 chuyến tàu qua lại.Từ ga Long Biên, du khách có thể mua vé để theo các đoàn tàu băng qua cầu Long Biên đến với nhiều tỉnh thành ở khu vực phía Bắc.Từ mùa hè năm 2019, sau đợt tu bổ lớn, ga đã mang một diện mạo mới cả về ngoại thất và nội thất theo phong cách kiến trúc Tân cổ điển xu hướng Pháp.Điều này càng khiến ga Long Biên trở nên “đáng yêu” hơn trong mắt người dân Hà Nội và các du khách đến từ phương xa.Một số hình ảnh khác về ga Long Biên.Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Nằm ở đầu phía Tây của cầu Long Biên, ga Long Biên là một ga tàu hỏa có lịch sử lâu đời, đồng thời là nhà ga mang những đặc điểm "độc nhất vô nhị" của ngành đường sắt Việt Nam.
Hoạt động từ năm 1902, ga Long Biên còn có tên gọi là ga Đầu Cầu do chỉ nằm cách cầu Long Biên vài mét. Cùng với ga Hà Nội/Hàng Cỏ, đây là một trong hai nhà ga nằm trong khu nội đô cũ của Hà Nội.
Trên thực tế, ga Long Biên không phải một nhà ga đúng nghĩa mà chỉ là trạm dừng tàu hỏa để đón, trả khách tại khu vực phố cổ Hà Nội.
Ga này chỉ có một đường ray chính, không có các làn đường ray phụ và bờ ke cho khách lên xuống tàu như các ga tàu hỏa "xịn".
Do “dính” vào cầu Long Biên mà toàn bộ khu nhà chính của ga được đặt trên các vòm đá hộc của cầu dẫn tàu hỏa chạy dọc phố Gầm Cầu chứ không nằm trên mặt đất như các ga khác.
Điều này dẫn đến một cảnh tượng kỳ khôi ở khu phố cổ, đó là khi đoàn tàu dừng ở sân ga, những người đi đường ở tuyến phố cạnh ga có thể nhìn thấy các toa tàu "lơ lửng" ngay trên đầu mình.
Và ngược lại, từ sân ga có thể quan sát khu phố cổ qua góc nhìn từ trên cao với nhiều điều thú vị.
Do địa hình đặc thù nên cửa ra vào ga Long Biên cũng rất độc đáo. Cửa chính được gắn biển Ga Long Biên quay ra đường dẫn xuống cầu theo hướng thuận từ phía Gia Lâm vào Hà Nội. Đây là cửa dành cho hành khách có hành lý cồng kềnh.
Ngoài ra, nhà ga còn hai cửa phụ nằm ở vị trí khá khuất nẻo mà nếu không để ý sẽ khó nhận ra. Đầu tiên là cửa nằm ở vỉa hè đường Trần Nhật Duật. Cửa khá nhỏ và thường bị che bởi một đống xe máy dựng trên vỉa hè.
Từ cửa Trần Nhật Duật có một cầu thang với 23 bậc ghép bằng đá chẻ rất đẹp dẫn lên ga. Do phải leo thang nên thông thường chỉ hành khách có hành lý gọn nhẹ mới đi cửa này.
Cửa phụ thứ hai nằm ở một ngõ nhỏ men theo chân cầu dẫn thông ra phố Nguyễn Thiệp. Cửa này dành cho những ai muốn qua lại giữa ga Long Biên và vực chợ Đồng Xuân.
Cũng như cửa Trần Nhật Duật, từ cửa Nguyễn Thiệp có hàng chục bậc thang dẫn lên nhà ga. Điều khác biệt là các bậc thang ở đây làm bằng xi măng, thoải hơn và ở giữa có lối để dắt xe hai bánh.
Một nét lý thú nữa của ga Long Biên là chính giữa nhà ga có một cây bồ để rất to, cành lá xum xuê.
Dưới gốc cây có một miếu thờ lúc nào cũng nghi ngút khói hương. Các thần được thờ ở đây thuộc về đạo Mẫu.
Do có mối liên hệ rất mật thiết với cầu Long Biên, ga Long Biên có thể được ví như là một bộ phận đặc biệt của cây cầu lịch sử này.
Đứng từ sân ga, có thể nhìn thấy những đoàn tàu rầm rập ra vào ga qua những nhịp cầu nhuốm màu thời gian.
Từ cổng chính của ga, chỉ bước ít bước là đã đặt chân lên cây cầu biểu tượng của thủ đô.
Với vị thế có 1-0-2 của mình, ga Long Biên thực sự là một điểm dừng chân đặc sắc trong hành trình khám phá Hà Nội.
Hiện tại, mỗi ngày nhà ga trong phố cổ này có trên dưới 20 chuyến tàu qua lại.
Từ ga Long Biên, du khách có thể mua vé để theo các đoàn tàu băng qua cầu Long Biên đến với nhiều tỉnh thành ở khu vực phía Bắc.
Từ mùa hè năm 2019, sau đợt tu bổ lớn, ga đã mang một diện mạo mới cả về ngoại thất và nội thất theo phong cách kiến trúc Tân cổ điển xu hướng Pháp.
Điều này càng khiến ga Long Biên trở nên “đáng yêu” hơn trong mắt người dân Hà Nội và các du khách đến từ phương xa.
Một số hình ảnh khác về ga Long Biên.
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.