Tử Cấm Thành (hay còn gọi là Cố Cung) ở Bắc Kinh được xây dựng vào thời nhà Minh đến nay đã trải qua 600 năm, đây là một trong trong những kiến trúc cổ được xây dựng bằng gỗ có quy mô lớn nhất thế giới còn tồn tại đến ngày nay.
Tử Cấm Thành là minh chứng cho sự xa hoa của nơi mà các Hoàng đế Trung Hoa từng sinh sống. Công trình này cũng thể hiện rõ nét kiến trúc cung đình truyền thống Trung Quốc và chứa đựng tinh hoa cũng như tài nghệ của người xưa khi xây cất Cố Cung.
Nhiều người yêu thích lịch sử hai triều đại này đã bị thu hút bởi công trình kiến trúc cung điện nguy nga đồ sộ. Ngay khi bước vào Tử Cấm thành, khách tham quan sẽ bị choáng ngợp bởi đại sảnh tráng lệ, gạch tráng men sáng bóng khiến ai cũng không khỏi trầm trồ ngưỡng mộ và tò mò về trí tuệ người xưa.
Việc gìn giữ các kiến trúc lịch sử thật ra không hề dễ dàng, trên thực tế có rất nhiều kiến trúc quý giá ngoài việc bị mưa gió bào mòn thì còn bị hủy hoại bởi phân chim.
Tuy nhiên, Tử Cấm Thành lại không hề gặp phải nạn phân chim, tại sao lại như vậy?
Có thể nói Tử Cấm Thành là một công trình kiến trúc lâu đời, có lịch sử hơn 600 năm mà vẫn được bảo tồn tốt. Nhưng sẽ ra sao nếu bầy chim bay qua quấy rầy hoàng đế hoặc phóng uế lên mái nhà và tường của cung điện. Sau khi suy nghĩ, các nhà nghiên cứu đã thử tìm hiểu mái của cung điện để tìm câu trả lời.
Những người quan tâm đến Tử Cấm Thành đều biết công trình này sử dụng loại ngói tráng men màu vàng. Ngói men vàng và tường màu đỏ là màu sắc biểu tượng cho quyền uy của hoàng thất.
Thiết kế của mái cũng nhằm làm nổi bật quyền lực của hoàng thất. Đây cũng chính là hai màu sắc mà các loài chim khá sợ.
Ngoài bề mặt nhẵn bóng, mái nhà của Tử Cấm Thành vẫn được tham chiếu theo một góc nghiêng nhất định, và các thợ thủ công năm đó cũng đã áp dụng một phương pháp thiết kế gọi là "oanh bất lạc tường đỉnh", có nghĩa là kiểu thiết kế kiểu đỉnh nóc nhà khiến cho chim cũng không thể dừng chân trên đó được, cũng có nghĩa là với thiết kế như vậy chính là vì để ngăn chặn lũ chim làm tổ ở đó.
Không chỉ nhờ phương pháp thiết kể đã kể trên, những người thợ xây dựng thủ công đã xây theo kiểu các đường vân trên tường chính hoặc đường vân trên mái sao cho khoảng cách giữa mỗi viên gạch được thiết kế lớn hơn khoảng cách giữa chân các con chim, để khi chim muốn ở lại trên đó cũng rất khó ở lại, chỉ dừng lại một chút rồi vội vàng bay đi ngay.
Không chỉ có chức năng làm đẹp, loại ngói trên mái Tử Cấm Thành láng mịn, rất trơn và không có góc cạnh. Mái nhà thiết kế dốc và trơn khiến chim muông khó có thể đậu lại và phóng uế trên mái.
Ngoài ra, người xưa đã sử dụng một loại sơn có mùi đặc biệt, gián tiếp khiến các loài chim không muốn đến gần.
Tồn tại hơn 600 năm, Tử Cấm Thành vẫn luôn chiếm ngôi vị cung điện lớn nhất thế giới. Kiến trúc xây dựng thời bấy giờ đạt đến trình độ rất điêu luyện nên giả thuyết thiết kế mái ngói tráng men luôn sạch đẹp, chim không dám đậu là hoàn toàn có cơ sở.