Sau khi một người trút hơi thở cuối cùng, gia đình sẽ tổ chức tang lễ nhằm tiễn đưa người quá cố về an nghỉ cuối cùng. Theo đó, tang lễ được tổ chức trang nghiêm. Mọi người tham dự tang lễ thể hiện tình cảm tiếc thương chân thành trước sự ra đi của người quá cố.Tùy theo từng vùng miền, tang lễ của người Việt gồm nhiều nghi lễ truyền thống được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Trong số này, các nghi lễ phổ biến gồm: tắm rửa, thay y phục cho người quá cố, chuẩn bị quan tài (trừ tà - phạt mộc, khâm liệm - nhập quan, kê quan tài - thiết linh sàng)...Trên bàn thờ tang có bát hương để trước với 3 đài rượu phía ngoài, hai bên là đèn nến, ống hương. Trước linh vị đặt mâm ngũ quả và 2 bên linh vị đặt 2 cây chuối con.
Việc đặt 2 cây chuối non trên bàn thờ tang khiến nhiều người tò mò vì sao các gia đình thường làm như vậy. Theo quan niệm dân gian, việc đặt 2 cây chuối có nghĩa lá rụng về cội (lá chuối khô không rời ra mà ôm lấy thân cây chuối). Thêm nữa, cây chuối non được cho là loài cây có khả năng hút tử khí từ người quá cố.Tiếp đến, cây chuối là loài cây gần gũi, đóng vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh, tín ngưỡng ở vùng đồng bằng cũng như miền núi. Đặc biệt, trong văn hóa của các dân tộc Tày, Nùng, cây chuối là một trong những thứ không thể thiếu trong tang lễ. Thân, cành lá, hoa chuối dùng để trang trí bàn thờ, để làm đồ cúng như hình ảnh ngôi nhà tượng trưng, hình các con vật quen thuộc... Ảnh:Tangle.vn.Đặc biệt, hoa chuối rừng trong quan niệm của người xưa là linh hồn của rừng nên không thể thiếu trong mọi buổi cúng tế.Vậy nên, trong đời sống tâm linh, người dân ở một số nơi sử dụng cả bẹ chuối, thân chuối làm biểu tượng các con thuyền, con đò để người chết "sang sông" về "bên kia thế giới". (Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo). Mời quý độc giả xem video: Tết Thanh minh trong tâm thức người Việt. Nguồn: VTV4.
Sau khi một người trút hơi thở cuối cùng, gia đình sẽ tổ chức tang lễ nhằm tiễn đưa người quá cố về an nghỉ cuối cùng. Theo đó, tang lễ được tổ chức trang nghiêm. Mọi người tham dự tang lễ thể hiện tình cảm tiếc thương chân thành trước sự ra đi của người quá cố.
Tùy theo từng vùng miền, tang lễ của người Việt gồm nhiều nghi lễ truyền thống được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Trong số này, các nghi lễ phổ biến gồm: tắm rửa, thay y phục cho người quá cố, chuẩn bị quan tài (trừ tà - phạt mộc, khâm liệm - nhập quan, kê quan tài - thiết linh sàng)...
Trên bàn thờ tang có bát hương để trước với 3 đài rượu phía ngoài, hai bên là đèn nến, ống hương. Trước linh vị đặt mâm ngũ quả và 2 bên linh vị đặt 2 cây chuối con.
Việc đặt 2 cây chuối non trên bàn thờ tang khiến nhiều người tò mò vì sao các gia đình thường làm như vậy. Theo quan niệm dân gian, việc đặt 2 cây chuối có nghĩa lá rụng về cội (lá chuối khô không rời ra mà ôm lấy thân cây chuối). Thêm nữa, cây chuối non được cho là loài cây có khả năng hút tử khí từ người quá cố.
Tiếp đến, cây chuối là loài cây gần gũi, đóng vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh, tín ngưỡng ở vùng đồng bằng cũng như miền núi. Đặc biệt, trong văn hóa của các dân tộc Tày, Nùng, cây chuối là một trong những thứ không thể thiếu trong tang lễ. Thân, cành lá, hoa chuối dùng để trang trí bàn thờ, để làm đồ cúng như hình ảnh ngôi nhà tượng trưng, hình các con vật quen thuộc... Ảnh:Tangle.vn.
Đặc biệt, hoa chuối rừng trong quan niệm của người xưa là linh hồn của rừng nên không thể thiếu trong mọi buổi cúng tế.
Vậy nên, trong đời sống tâm linh, người dân ở một số nơi sử dụng cả bẹ chuối, thân chuối làm biểu tượng các con thuyền, con đò để người chết "sang sông" về "bên kia thế giới". (Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo).
Mời quý độc giả xem video: Tết Thanh minh trong tâm thức người Việt. Nguồn: VTV4.