Hoàng đế Quang Tự (1871 - 1908) là vị vua thứ 11 của nhà Thanh. Ông trị vì đất nước từ năm 1875 đến khi băng hà vào năm 1908. Dù là bậc đế vương, vua Quang Tự chưa bao giờ nắm thực quyền, đích thân xử lý triều chính.Nguyên do là bởi vua Quang Tự lên ngôi khi 4 tuổi. Khi ấy, Từ Hi Thái hậu buông rèm nhiếp chính. Ngay cả khi hoàng đế Quang Tự đã trưởng thành, Từ Hi Thái hậu vẫn không trao trả quyền lực. Vị thái hậu này vẫn nắm quyền khuynh đảo triều chính nên Quang Tự trở thành vị vua bù nhìn.Do không nắm thực quyền nên vua Quang Tự suốt cả cuộc đời chịu sự kiểm soát của Từ Hi Thái hậu. Ông hoàng này không thể tự đưa ra bất cứ quyết định nào nếu không có sự đồng ý của Từ Hi Thái hậu.Ngay cả trong chuyện chọn hoàng hậu, vua Quang Tự cũng không thể tự quyết định. Từ Hi Thái hậu ép vua Quang Tự phải lập cháu gái mình làm hoàng hậu. Đó là Long Dụ Hoàng hậu (trong ảnh).Theo vai vế, Từ Hi Thái hậu là cô của Long Dụ Hoàng hậu (1868 - 1913). Thêm nữa, Long Dụ Hoàng hậu (phải ảnh) là chị họ của hoàng đế Quang Tự. Dù cảm thấy bất mãn và gượng ép nhưng vua Quang Tự không thể làm trái ý Từ Hi Thái hậu.Mặc dù là bậc mẫu nghi thiên hạ nhưng Long Dụ Hoàng hậu (người ngồi hàng đầu tiên) lại có ngoại hình kém xinh. Trong các bức ảnh chụp, vị hoàng hậu này có vóc dáng mảnh khảnh, dung mạo không hề thanh tú, đặc biệt là lưng gù.Ngoài Long Dụ Hoàng hậu, hậu cung của hoàng đế Quang Tự gồm 2 phi tần khác là Trân phi và Cẩn phi. Trong đó, Trân phi (trong ảnh) được biết đến là sủng phi của nhà vua nhưng bị Từ Hi Thái hậu "ghét cay ghét đắng".Vua Quang Tự hết mực yêu thương Trân phi - mỹ nhân nổi tiếng thông minh, xinh đẹp. Một số ảnh chụp cho thấy Trân phi có ngoại hình đầy đặn và gương mặt diễm lệ.Trong khi đó, Cẩn phi là chị em cùng cha khác mẹ với Trân phi. Cả hai chị em đều được nhà vua yêu thương nên địa vị trong cung vững chắc.Những bức ảnh chụp cho thấy Cẩn phi (giữa ảnh) có vóc dáng trung bình và dung mạo không quá nổi bật, thậm chí được một số chuyên gia đánh giá là kém xinh.Mời độc giả xem video: Kinh ngạc cỗ xe “giường nằm” của Tần Thủy Hoàng đến nay vẫn chạy tốt.
Hoàng đế Quang Tự (1871 - 1908) là vị vua thứ 11 của nhà Thanh. Ông trị vì đất nước từ năm 1875 đến khi băng hà vào năm 1908. Dù là bậc đế vương, vua Quang Tự chưa bao giờ nắm thực quyền, đích thân xử lý triều chính.
Nguyên do là bởi vua Quang Tự lên ngôi khi 4 tuổi. Khi ấy, Từ Hi Thái hậu buông rèm nhiếp chính. Ngay cả khi hoàng đế Quang Tự đã trưởng thành, Từ Hi Thái hậu vẫn không trao trả quyền lực. Vị thái hậu này vẫn nắm quyền khuynh đảo triều chính nên Quang Tự trở thành vị vua bù nhìn.
Do không nắm thực quyền nên vua Quang Tự suốt cả cuộc đời chịu sự kiểm soát của Từ Hi Thái hậu. Ông hoàng này không thể tự đưa ra bất cứ quyết định nào nếu không có sự đồng ý của Từ Hi Thái hậu.
Ngay cả trong chuyện chọn hoàng hậu, vua Quang Tự cũng không thể tự quyết định. Từ Hi Thái hậu ép vua Quang Tự phải lập cháu gái mình làm hoàng hậu. Đó là Long Dụ Hoàng hậu (trong ảnh).
Theo vai vế, Từ Hi Thái hậu là cô của Long Dụ Hoàng hậu (1868 - 1913). Thêm nữa, Long Dụ Hoàng hậu (phải ảnh) là chị họ của hoàng đế Quang Tự. Dù cảm thấy bất mãn và gượng ép nhưng vua Quang Tự không thể làm trái ý Từ Hi Thái hậu.
Mặc dù là bậc mẫu nghi thiên hạ nhưng Long Dụ Hoàng hậu (người ngồi hàng đầu tiên) lại có ngoại hình kém xinh. Trong các bức ảnh chụp, vị hoàng hậu này có vóc dáng mảnh khảnh, dung mạo không hề thanh tú, đặc biệt là lưng gù.
Ngoài Long Dụ Hoàng hậu, hậu cung của hoàng đế Quang Tự gồm 2 phi tần khác là Trân phi và Cẩn phi. Trong đó, Trân phi (trong ảnh) được biết đến là sủng phi của nhà vua nhưng bị Từ Hi Thái hậu "ghét cay ghét đắng".
Vua Quang Tự hết mực yêu thương Trân phi - mỹ nhân nổi tiếng thông minh, xinh đẹp. Một số ảnh chụp cho thấy Trân phi có ngoại hình đầy đặn và gương mặt diễm lệ.
Trong khi đó, Cẩn phi là chị em cùng cha khác mẹ với Trân phi. Cả hai chị em đều được nhà vua yêu thương nên địa vị trong cung vững chắc.
Những bức ảnh chụp cho thấy Cẩn phi (giữa ảnh) có vóc dáng trung bình và dung mạo không quá nổi bật, thậm chí được một số chuyên gia đánh giá là kém xinh.
Mời độc giả xem video: Kinh ngạc cỗ xe “giường nằm” của Tần Thủy Hoàng đến nay vẫn chạy tốt.