Bình gốm men niên đại thế kỷ 2-3, đồ tùy táng trong một ngôi mộ Hán cổ ở miền Bắc Việt Nam, hiện vật của Bảo tàng Lịch sử quốc gia. Mộ Hán là loại hình mai táng đặc trưng ở Việt Nam đầu thời Bắc thuộc, khoảng thế kỷ 1-3 SCN.Đĩa đèn bằng gốm men, thế kỷ 3-4, đồ tùy táng trong mộ Hán cổ. Mộ Hán được xây bằng gạch trên các gò đồi, thường có quy mô lớn, gồm nhiều ngôi mộ dạng vòm cuốn nằm song song với nhau.Tượng động vật bằng gốm men, thế kỷ 3-4. Các loại đồ tùy táng (đồ dùng chôn theo người chết) trong mộ Hán rất phong phú về chủng loại, đã được tìm thấy với số lượng lớn.Lọ gốm hình rùa, thế kỷ 3-4. Mặc dù có nhiều tin đồn được lưu truyền về "kho báu khổng lồ" trong các mộ Hán, thực tế cho thấy hiện vật trong các ngôi mộ này chủ yếu làm bằng gốm, sành, sứ, đôi khi có đồ đồng, không có các vật liệu quý như vàng, bạc, ngọc...Bình gốm men, thế kỷ 2-3. Các món đồ tùy táng trong mộ Hán chủ yếu là vật dụng sinh hoạt hàng ngày, phản ánh sinh động cuộc sống của những cư dân ở mảnh đất Việt Nam giai đoạn đầu công nguyên.Ấm có vòi hình đầu gà, thế kỷ 2-3. Nhiều hiện vật được tạo hình cầu kỳ, trang trí tỉ mỉ, thể hiện trình độ tay nghề và gu thẩm mỹ cao của người xưa.Lọ tròn bằng gốm men, thế kỷ 2-3. Tùy theo địa vị của người được chôn cất mà số lượng và mức độ tinh xảo của đồ tùy táng càng cao.Các loại chén có tay cầm, thế kỷ 2-3. Trong quá khứ, người ta từng cho rằng chủ nhân các ngôi mộ Hán là tầng lớp quý tộc người Hán đang cai trị Việt Nam thời đó.Âu gốm men, thế kỷ 2-3. Gần đây, giới khoa học trong và ngoài nước đã xác nhận, đa số chủ nhân các hầm mộ như vậy là người Việt.Bình gốm men, thế kỷ 2-3. Người nằm dưới các ngôi mộ Hán có thể là những quý tộc, thương nhân Việt hoặc là những quan lại người Việt thời Bắc thuộc như Lý Cầm, Lý Tiến, Trương Trọng…Nghiên mực người quá cố từng sử dụng, thế kỷ 2-3. Có thể nói, các hiện vật tìm được trong mộ Hán phản ánh một giai đoạn lịch sử của nền văn hóa Việt, cần phải được gìn giữ và bảo tồn.Ảnh nhà khảo cổ người Pháp Jean – Yves Claeys khai quật ngôi mộ Hán ở làng Lạc Ý, tỉnh Vĩnh Phúc năm 1933. (Bài có sử dụng tư liệu của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia). Mời quý độc giả xem video: Nét đẹp làng gốm Phù Lãng/VTV4.
Bình gốm men niên đại thế kỷ 2-3, đồ tùy táng trong một ngôi mộ Hán cổ ở miền Bắc Việt Nam, hiện vật của Bảo tàng Lịch sử quốc gia. Mộ Hán là loại hình mai táng đặc trưng ở Việt Nam đầu thời Bắc thuộc, khoảng thế kỷ 1-3 SCN.
Đĩa đèn bằng gốm men, thế kỷ 3-4, đồ tùy táng trong mộ Hán cổ. Mộ Hán được xây bằng gạch trên các gò đồi, thường có quy mô lớn, gồm nhiều ngôi mộ dạng vòm cuốn nằm song song với nhau.
Tượng động vật bằng gốm men, thế kỷ 3-4. Các loại đồ tùy táng (đồ dùng chôn theo người chết) trong mộ Hán rất phong phú về chủng loại, đã được tìm thấy với số lượng lớn.
Lọ gốm hình rùa, thế kỷ 3-4. Mặc dù có nhiều tin đồn được lưu truyền về "kho báu khổng lồ" trong các mộ Hán, thực tế cho thấy hiện vật trong các ngôi mộ này chủ yếu làm bằng gốm, sành, sứ, đôi khi có đồ đồng, không có các vật liệu quý như vàng, bạc, ngọc...
Bình gốm men, thế kỷ 2-3. Các món đồ tùy táng trong mộ Hán chủ yếu là vật dụng sinh hoạt hàng ngày, phản ánh sinh động cuộc sống của những cư dân ở mảnh đất Việt Nam giai đoạn đầu công nguyên.
Ấm có vòi hình đầu gà, thế kỷ 2-3. Nhiều hiện vật được tạo hình cầu kỳ, trang trí tỉ mỉ, thể hiện trình độ tay nghề và gu thẩm mỹ cao của người xưa.
Lọ tròn bằng gốm men, thế kỷ 2-3. Tùy theo địa vị của người được chôn cất mà số lượng và mức độ tinh xảo của đồ tùy táng càng cao.
Các loại chén có tay cầm, thế kỷ 2-3. Trong quá khứ, người ta từng cho rằng chủ nhân các ngôi mộ Hán là tầng lớp quý tộc người Hán đang cai trị Việt Nam thời đó.
Âu gốm men, thế kỷ 2-3. Gần đây, giới khoa học trong và ngoài nước đã xác nhận, đa số chủ nhân các hầm mộ như vậy là người Việt.
Bình gốm men, thế kỷ 2-3. Người nằm dưới các ngôi mộ Hán có thể là những quý tộc, thương nhân Việt hoặc là những quan lại người Việt thời Bắc thuộc như Lý Cầm, Lý Tiến, Trương Trọng…
Nghiên mực người quá cố từng sử dụng, thế kỷ 2-3. Có thể nói, các hiện vật tìm được trong mộ Hán phản ánh một giai đoạn lịch sử của nền văn hóa Việt, cần phải được gìn giữ và bảo tồn.
Ảnh nhà khảo cổ người Pháp Jean – Yves Claeys khai quật ngôi mộ Hán ở làng Lạc Ý, tỉnh Vĩnh Phúc năm 1933. (Bài có sử dụng tư liệu của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia).
Mời quý độc giả xem video: Nét đẹp làng gốm Phù Lãng/VTV4.