Thí nghiệm tối mật một thời của Mỹ mang tên thí nghiệm nhà tù Stanford được thực hiện vào năm 1971. Nhà khoa học nổi tiếng Philip Zimbardo là người phụ trách thí nghiệm rùng rợn này.Ban đầu, mục đích của thí nghiệm là tìm hiểu khả năng thích ứng của con người với cuộc sống trong tù, kể cả tù nhân lẫn cai ngục. "Nhà tù" được các chuyên gia khoa Tâm thần thuộc ĐH Stanford tạo ra.Những sinh viên tham gia thí nghiệm trên được trả thù lao 15 USD/ngày trong thời gian từ 1 - 2 tuần. Tuy nhiên, họ không hề hay biết những tác động nguy hiểm của cuộc thí nghiệm đối với thể chất và tinh thần.Trong số 24 người tham gia thí nghiệm, 12 sinh viên làm nhiệm vụ cai ngục, 9 người khác đóng vai tù nhân và 3 người còn lại là trường hợp dự phòng.Những người đóng vai tù nhân đã phải trải qua việc bị bắt giữ, lấy dấu vân tay, chụp ảnh và bị tống vào "nhà giam" như những tên tội phạm thực sự.Đặc biệt, họ còn phải trải qua những khoảnh khắc ám ảnh giống hệt tù nhân thật khi bị lột hết quần áo, đứng giữa sân nhà lao, mặc trang phục tù nhân, bị cắt tóc theo quy định...Đối với những người đóng vai cai ngục, họ làm nhiệm vụ tuần tra, đảm bảo an ninh trong nhà tù. Do vậy, họ giám sát tù nhân hết sức chặt chẽ, lợi dụng quyền hạn để gây áp lực lên tù nhân.Sau 5 ngày diễn ra thí nghiệm trên, Tiến sĩ Zimbardo cho dừng lại kế hoạch bởi những người tham gia "nhập vai" quá sâu và bị ảnh hưởng lớn đến tinh thần và thể chất. Có người tham gia thí nghiệm bị giảm thị lực hay thậm chí một số người đóng vai cai ngục mắc phải hội chứng "buồn chán", bị ám ảnh, khủng hoảng tâm lý nặng nề.
Thí nghiệm tối mật một thời của Mỹ mang tên thí nghiệm nhà tù Stanford được thực hiện vào năm 1971. Nhà khoa học nổi tiếng Philip Zimbardo là người phụ trách thí nghiệm rùng rợn này.
Ban đầu, mục đích của thí nghiệm là tìm hiểu khả năng thích ứng của con người với cuộc sống trong tù, kể cả tù nhân lẫn cai ngục. "Nhà tù" được các chuyên gia khoa Tâm thần thuộc ĐH Stanford tạo ra.
Những sinh viên tham gia thí nghiệm trên được trả thù lao 15 USD/ngày trong thời gian từ 1 - 2 tuần. Tuy nhiên, họ không hề hay biết những tác động nguy hiểm của cuộc thí nghiệm đối với thể chất và tinh thần.
Trong số 24 người tham gia thí nghiệm, 12 sinh viên làm nhiệm vụ cai ngục, 9 người khác đóng vai tù nhân và 3 người còn lại là trường hợp dự phòng.
Những người đóng vai tù nhân đã phải trải qua việc bị bắt giữ, lấy dấu vân tay, chụp ảnh và bị tống vào "nhà giam" như những tên tội phạm thực sự.
Đặc biệt, họ còn phải trải qua những khoảnh khắc ám ảnh giống hệt tù nhân thật khi bị lột hết quần áo, đứng giữa sân nhà lao, mặc trang phục tù nhân, bị cắt tóc theo quy định...
Đối với những người đóng vai cai ngục, họ làm nhiệm vụ tuần tra, đảm bảo an ninh trong nhà tù. Do vậy, họ giám sát tù nhân hết sức chặt chẽ, lợi dụng quyền hạn để gây áp lực lên tù nhân.
Sau 5 ngày diễn ra thí nghiệm trên, Tiến sĩ Zimbardo cho dừng lại kế hoạch bởi những người tham gia "nhập vai" quá sâu và bị ảnh hưởng lớn đến tinh thần và thể chất. Có người tham gia thí nghiệm bị giảm thị lực hay thậm chí một số người đóng vai cai ngục mắc phải hội chứng "buồn chán", bị ám ảnh, khủng hoảng tâm lý nặng nề.