Máy chém (trong tiếng Anh là Guillotine) được đặt theo tên của người phát minh - Tiến sĩ Joseph Ignace Guillotin. Nó là công cụ hành hình tử tù khiến nhiều người sợ hãi.Theo các nhà nghiên cứu, trong gần 200 năm, máy chém chưa một lần nào thất bại trong việc hành tình tử tù nhằm giúp phạm nhân có một cái chết nhanh chóng và ít đau đớn. Thế nhưng, khi chứng kiến những cuộc hành hình này, nhiều người không khỏi sợ hãi, thậm chí ám ảnh.Tiến sĩ người Pháp Joseph-Ignace Guillotin chính là người tạo ra máy chém và đề xuất sử dụng nó để hành quyết tử tù thay cho những phương pháp khác như treo cổ.Theo Tiến sĩ Guillotin, máy chém là cách thức nhân đạo nhất có thể để thi hành tử hình đối với tử tù. Tù nhân sẽ không cảm thấy đau đớn và gần như tử vong ngay lập tức sau khi hành hình khoảng 10 - 13 giây.Sau một thời gian xem xét và bàn luận, giới chức Pháp quyết định sử dụng máy chém trong việc hành hình tử tù. Năm 1792 đánh dấu dấu mốc máy chém lần đầu tiên được sử dụng để xử tử phạm nhân.Nicolas-Jacques Pelletier trở thành tử tù đầu tiên bị hành hình bằng máy chém. Tù nhân này nhận bản án tử hình vì tội cướp của và giết người vào tháng 12/1791. Charles-Henri Sanson là đao phủ phụ trách vận hành cỗ máy chém trong buổi hành hình tử tù Pelletier. Ông là một trong những đao phủ khét tiếng nhất thế giới.Theo một số ghi chép, từng có thời điểm, Sanson chém đầu gần 300 người chỉ trong 3 ngày khi nước Pháp rơi vào tình trạng đầy biến động. Trong số những người bị đao phủ này hành hình có cả Vua Louis XVI của Pháp. Ông hoàng này bị kết tội phản quốc và đưa lên máy chém vào ngày 21/1/1793. Ước tính, khoảng 15.000 - 40.000 tù nhân ở Pháp bị xử tử bằng máy chém trong gần 200 năm.Vụ xử tử công khai bằng máy chém cuối cùng được thực hiện ở Pháp là vào ngày 17/6/1939. Tử tù Eugène Weidmann bị hành hình theo phương pháp này do bị kết tội bắt cóc và giết nhiều người.Sau đó, Pháp cấm tiến hành công khai hành quyết tử tù bằng máy chém do vấp phải sự phản đối của công chúng. Vậy nên, các vụ tử hình bằng máy chém được tiến hành không công khai. Sát nhân Hamida Djandoubi là tử tù cuối cùng thi hành án bằng cách chém đầu trong bí mật vào năm 1977.Đến năm 1981, Pháp bãi bỏ án tử hình và máy chém chính thức chấm dứt hoạt động sau nhiều thập kỷ đóng vai trò tước đoạt mạng sống tù nhân. Mời độc giả xem video: Vải Việt Nam lần đầu xuất khẩu chính ngạch sang Pháp. Nguồn: VTV4.
Máy chém (trong tiếng Anh là Guillotine) được đặt theo tên của người phát minh - Tiến sĩ Joseph Ignace Guillotin. Nó là công cụ hành hình tử tù khiến nhiều người sợ hãi.
Theo các nhà nghiên cứu, trong gần 200 năm, máy chém chưa một lần nào thất bại trong việc hành tình tử tù nhằm giúp phạm nhân có một cái chết nhanh chóng và ít đau đớn. Thế nhưng, khi chứng kiến những cuộc hành hình này, nhiều người không khỏi sợ hãi, thậm chí ám ảnh.
Tiến sĩ người Pháp Joseph-Ignace Guillotin chính là người tạo ra máy chém và đề xuất sử dụng nó để hành quyết tử tù thay cho những phương pháp khác như treo cổ.
Theo Tiến sĩ Guillotin, máy chém là cách thức nhân đạo nhất có thể để thi hành tử hình đối với tử tù. Tù nhân sẽ không cảm thấy đau đớn và gần như tử vong ngay lập tức sau khi hành hình khoảng 10 - 13 giây.
Sau một thời gian xem xét và bàn luận, giới chức Pháp quyết định sử dụng máy chém trong việc hành hình tử tù. Năm 1792 đánh dấu dấu mốc máy chém lần đầu tiên được sử dụng để xử tử phạm nhân.
Nicolas-Jacques Pelletier trở thành tử tù đầu tiên bị hành hình bằng máy chém. Tù nhân này nhận bản án tử hình vì tội cướp của và giết người vào tháng 12/1791. Charles-Henri Sanson là đao phủ phụ trách vận hành cỗ máy chém trong buổi hành hình tử tù Pelletier. Ông là một trong những đao phủ khét tiếng nhất thế giới.
Theo một số ghi chép, từng có thời điểm, Sanson chém đầu gần 300 người chỉ trong 3 ngày khi nước Pháp rơi vào tình trạng đầy biến động. Trong số những người bị đao phủ này hành hình có cả Vua Louis XVI của Pháp. Ông hoàng này bị kết tội phản quốc và đưa lên máy chém vào ngày 21/1/1793. Ước tính, khoảng 15.000 - 40.000 tù nhân ở Pháp bị xử tử bằng máy chém trong gần 200 năm.
Vụ xử tử công khai bằng máy chém cuối cùng được thực hiện ở Pháp là vào ngày 17/6/1939. Tử tù Eugène Weidmann bị hành hình theo phương pháp này do bị kết tội bắt cóc và giết nhiều người.
Sau đó, Pháp cấm tiến hành công khai hành quyết tử tù bằng máy chém do vấp phải sự phản đối của công chúng. Vậy nên, các vụ tử hình bằng máy chém được tiến hành không công khai. Sát nhân Hamida Djandoubi là tử tù cuối cùng thi hành án bằng cách chém đầu trong bí mật vào năm 1977.
Đến năm 1981, Pháp bãi bỏ án tử hình và máy chém chính thức chấm dứt hoạt động sau nhiều thập kỷ đóng vai trò tước đoạt mạng sống tù nhân.
Mời độc giả xem video: Vải Việt Nam lần đầu xuất khẩu chính ngạch sang Pháp. Nguồn: VTV4.