Án tử hình phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Pháp. Vào thời xưa, kiểu thi hành án tử ở Pháp thường là chặt đầu, treo cổ... được xem là khá tàn bạo. Tuy nhiên, khi máy chém xuất hiện, nó được xem là phương pháp tử hình nhân đạo nhất.Nguyên do là vì máy chém (Guillotine) do Tiến sĩ Joseph-Ignace Guillotin sáng chế với mục đích tử tù thi hành án tử một cách nhân đạo hơn so với những phương pháp khác.Theo tiến sĩ Guillotin, nếu thực hiện hành quyết tử tù thuộc mọi tầng lớp xã hội khác nhau từ dân thường cho đến quý tộc bằng máy chém thì nó sẽ tạo ra sự bình đẳng giữa người với người.Thêm nữa, việc tử hình bằng máy chém được đánh giá là nhanh gọn, ít gây đau đớn cho tử tù hơn những phương pháp hành hình khác.Khi tử tù bị xử tử bằng máy chém thì họ sẽ không cảm thấy đau đớn khi cái chết đến gần như ngay lập tức.Tử tù sẽ chỉ sống sau 10 - 13 giây kể từ khi máy chém được hạ xuống.Trước những trình bày về máy chém của tiến sĩ Guillotin, Quốc hội Pháp đã thông qua việc sử dụng nó trong xử tử tử tù kể từ năm 1792.Theo ước tính, khoảng 30.000 tử tù ở Pháp bị xử tử bằng máy chém kể từ khi nó được Quốc hội Pháp thông qua làm biện pháp hành hình tù nhân.Máy chém chính thức chấm dứt hoạt động vào tháng 9/1981 sau khi Pháp bãi bỏ án tử hình.Mời độc giả xem video: Tuyên án tử hình kẻ thảm sát tại Yên Bái (nguồn: VTC1)
Án tử hình phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Pháp. Vào thời xưa, kiểu thi hành án tử ở Pháp thường là chặt đầu, treo cổ... được xem là khá tàn bạo. Tuy nhiên, khi máy chém xuất hiện, nó được xem là phương pháp tử hình nhân đạo nhất.
Nguyên do là vì máy chém (Guillotine) do Tiến sĩ Joseph-Ignace Guillotin sáng chế với mục đích tử tù thi hành án tử một cách nhân đạo hơn so với những phương pháp khác.
Theo tiến sĩ Guillotin, nếu thực hiện hành quyết tử tù thuộc mọi tầng lớp xã hội khác nhau từ dân thường cho đến quý tộc bằng máy chém thì nó sẽ tạo ra sự bình đẳng giữa người với người.
Thêm nữa, việc tử hình bằng máy chém được đánh giá là nhanh gọn, ít gây đau đớn cho tử tù hơn những phương pháp hành hình khác.
Khi tử tù bị xử tử bằng máy chém thì họ sẽ không cảm thấy đau đớn khi cái chết đến gần như ngay lập tức.
Tử tù sẽ chỉ sống sau 10 - 13 giây kể từ khi máy chém được hạ xuống.
Trước những trình bày về máy chém của tiến sĩ Guillotin, Quốc hội Pháp đã thông qua việc sử dụng nó trong xử tử tử tù kể từ năm 1792.
Theo ước tính, khoảng 30.000 tử tù ở Pháp bị xử tử bằng máy chém kể từ khi nó được Quốc hội Pháp thông qua làm biện pháp hành hình tù nhân.
Máy chém chính thức chấm dứt hoạt động vào tháng 9/1981 sau khi Pháp bãi bỏ án tử hình.
Mời độc giả xem video: Tuyên án tử hình kẻ thảm sát tại Yên Bái (nguồn: VTC1)