Trong thần thoại La Mã và Hy Lạp, cổng Pluto hay Ploutonion là nơi kết nối trần gian và địa ngục. " Cổng địa ngục" chết chóc, bí ẩn này được các nhà khảo cổ phát hiện ở vùng đất ngày nay là Hierapolis, Thổ Nhĩ Kỳ.Vào thời cổ đại, người dân tin rằng, Hierapolis là nơi dẫn đến thế giới của thần Pluto và con chó săn ba đầu Cerberus tỏa ra khí độc cực nguy hiểm.Người dân từ khắp nơi hành hương về ngôi đền Ploutonion, hiến tế sinh vật cho vị thần cai quản địa ngục.Nhà văn Pliny the Elder và nhà địa lý Strabo từng mô tả về "cổng địa ngục" Ploutonion. Họ cho hay, nơi đây diễn ra các buổi lễ hiến tế. Vào ngày diễn ra lễ tế, một thầy tế sẽ đưa vật hiến tế, thường là cừu hoặc con bò đực, tiến vào đền thờ. Chúng sẽ chết ngay lập tức sau khi vào ngôi đền trong khi thầy tế sống sót trở ra ngoài.Trong cuốn 13 của bộ sách "Địa lý", Strabo viết: "Tôi ném con chim sẻ vào đền và chúng ngã xuống, chết ngay tức khắc". Theo đó, đền thờ Ploutonion được xem là "cổng địa ngục" chết chóc.Vào năm 2013, một nhóm khảo cổ được dẫn đầu bởi giáo sư Francesco D'Andria thuộc đại học Salento (Italy) phát hiện "cổng địa ngục" này hiện nằm ở Thổ Nhĩ Kỳ, với lối vào bằng đá dẫn tới hang động nhỏ.Nhóm nghiên cứu phát hiện xác của một số con chim, bọ cánh cứng, ong bắp cày... ở xung quanh Ploutonion đều bị ngạt chết. Từ đó, họ nỗ lực giải mã bí ẩn về vùng đất này.Sau một thời gian nghiên cứu, các chuyên gia phát hiện nồng độ CO2 xung quanh "cổng địa ngục" Ploutonion lên tới 80%, trong khi chỉ cần tỷ lệ 10% CO2 có thể gây chết người.Ploutonion ở Hierapolis có nồng độ CO2 cao là do được xây dựng trên đứt gãy Pamukkale. Đây là loại đứt gãy đang hoạt động dài 35 km, tạo nên các vết nứt ở vỏ Trái đất khiến nước giàu khoáng chất và khí độc hại thoát ra bề mặt tại khu vực đền thờ Ploutonion.Khí CO2 tan nhanh vào ban ngày khi trời ấm và có nắng. Đến buổi đêm, CO2 nặng hơn không khí sẽ ngưng đọng dưới nền ngôi đền tạo ra hồ khí độc hại. Theo đó, những con vật bị chết ngạt vì mũi gần chạm đất. Trong khi đó, các thầy tế có vóc dáng cao hơn, hít thở lượng khí CO2 ít hơn nên sống sót an toàn trở ra bên ngoài.Mời độc giả xem video: Bí ẩn vùng đất y hệt phiên bản địa ngục của Trái đất.
Trong thần thoại La Mã và Hy Lạp, cổng Pluto hay Ploutonion là nơi kết nối trần gian và địa ngục. " Cổng địa ngục" chết chóc, bí ẩn này được các nhà khảo cổ phát hiện ở vùng đất ngày nay là Hierapolis, Thổ Nhĩ Kỳ.
Vào thời cổ đại, người dân tin rằng, Hierapolis là nơi dẫn đến thế giới của thần Pluto và con chó săn ba đầu Cerberus tỏa ra khí độc cực nguy hiểm.
Người dân từ khắp nơi hành hương về ngôi đền Ploutonion, hiến tế sinh vật cho vị thần cai quản địa ngục.
Nhà văn Pliny the Elder và nhà địa lý Strabo từng mô tả về "cổng địa ngục" Ploutonion. Họ cho hay, nơi đây diễn ra các buổi lễ hiến tế. Vào ngày diễn ra lễ tế, một thầy tế sẽ đưa vật hiến tế, thường là cừu hoặc con bò đực, tiến vào đền thờ. Chúng sẽ chết ngay lập tức sau khi vào ngôi đền trong khi thầy tế sống sót trở ra ngoài.
Trong cuốn 13 của bộ sách "Địa lý", Strabo viết: "Tôi ném con chim sẻ vào đền và chúng ngã xuống, chết ngay tức khắc". Theo đó, đền thờ Ploutonion được xem là "cổng địa ngục" chết chóc.
Vào năm 2013, một nhóm khảo cổ được dẫn đầu bởi giáo sư Francesco D'Andria thuộc đại học Salento (Italy) phát hiện "cổng địa ngục" này hiện nằm ở Thổ Nhĩ Kỳ, với lối vào bằng đá dẫn tới hang động nhỏ.
Nhóm nghiên cứu phát hiện xác của một số con chim, bọ cánh cứng, ong bắp cày... ở xung quanh Ploutonion đều bị ngạt chết. Từ đó, họ nỗ lực giải mã bí ẩn về vùng đất này.
Sau một thời gian nghiên cứu, các chuyên gia phát hiện nồng độ CO2 xung quanh "cổng địa ngục" Ploutonion lên tới 80%, trong khi chỉ cần tỷ lệ 10% CO2 có thể gây chết người.
Ploutonion ở Hierapolis có nồng độ CO2 cao là do được xây dựng trên đứt gãy Pamukkale. Đây là loại đứt gãy đang hoạt động dài 35 km, tạo nên các vết nứt ở vỏ Trái đất khiến nước giàu khoáng chất và khí độc hại thoát ra bề mặt tại khu vực đền thờ Ploutonion.
Khí CO2 tan nhanh vào ban ngày khi trời ấm và có nắng. Đến buổi đêm, CO2 nặng hơn không khí sẽ ngưng đọng dưới nền ngôi đền tạo ra hồ khí độc hại. Theo đó, những con vật bị chết ngạt vì mũi gần chạm đất. Trong khi đó, các thầy tế có vóc dáng cao hơn, hít thở lượng khí CO2 ít hơn nên sống sót an toàn trở ra bên ngoài.