Đối với nhiều người, Hoàng Phi Hồng không phải là cái tên xa lạ. Trong các bộ phim điện ảnh và truyền hình, ông được ca ngợi là một trong 4 tôn sư trong nền võ thuật Trung Quốc.Hoàng Phi Hồng được mô tả là cao thủ võ thuật, trí dũng song toàn, dung mạo xuất chúng, tính cách trượng nghĩa. Ông được giới võ lâm cũng như công chúng nể phục.Thế nhưng, trên thực tế, Hoàng Phi Hồng sống khá lặng lẽ không nổi tiếng như trong các bộ phim. Thậm chí, cao thủ võ thuật này có số phận khá chông gai.Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, Hoàng Phi Hồng (trong ảnh) sinh năm 1847. Tương truyền, Hoàng Phi Hồng sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo ở huyện Nam Hải, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.Cha của Hoàng Phi Hồng là Hoàng Kỳ Anh - một trong mười con hổ trong “Quảng Đông thập hổ”. Ông từ nhỏ đã theo cha đi biểu diễn võ thuật và bán thuốc rong trên đường.Sau khi cha qua đời, Hoàng Phi Hồng mở hiệu thuốc Bảo Chi Lâm trên đường Nhân An, chuyên bán thảo dược trị thương. Ông là danh y có tấm lòng nhân đức, thường cứu giúp người gặp nạn.Về võ thuật, ngoài cha, Hoàng Phi Hồng theo học nhiều danh sư các môn võ khác như học Vô Ảnh cước từ Tống Huy Thang. Sau nhiều năm chuyên tâm luyện võ và có tố chất hơn người, ông trở thành cao thủ trước khi đạt được danh hiệu Nhất đại tông sư của giới võ lâm vùng Lĩnh Nam.Hoàng Phi Hồng so tài và đánh bại nhiều cao thủ. Thậm chí, ông không ít lần đơn phương độc mã đánh bại hàng chục người cùng lúc.Tuy nhiên, đến cuối đời, Hoàng Phi Hồng mất tài sản, nhà cửa và rơi vào cảnh bần hàn khi sống trong giai đoạn cuối nhà Thanh và giai đoạn đầu của thời kỳ Dân quốc. Cuối cùng, ông suy sụp, lâm bệnh và qua đời khi 77 tuổi.Do hoàn cảnh khó khăn nên gia đình không đủ tiền mua quan tài cho Hoàng Phi Hồng. Biết tin, các đệ tử của ông gom tiền mua cho sư phụ cỗ quan tài và an táng tại núi Tượng Cương, phố Lưu Hoa, Nghĩa Trủng. Trong nhiều thập kỷ sau, khu vực trên có nhiều thay đổi nên đến nay giới chức trách vẫn chưa tìm ra ngôi mộ của Hoàng Phi Hồng.Mời độc giả xem video: Khi võ sư... đánh vợ. Nguồn: THDT.
Đối với nhiều người, Hoàng Phi Hồng không phải là cái tên xa lạ. Trong các bộ phim điện ảnh và truyền hình, ông được ca ngợi là một trong 4 tôn sư trong nền võ thuật Trung Quốc.
Hoàng Phi Hồng được mô tả là cao thủ võ thuật, trí dũng song toàn, dung mạo xuất chúng, tính cách trượng nghĩa. Ông được giới võ lâm cũng như công chúng nể phục.
Thế nhưng, trên thực tế, Hoàng Phi Hồng sống khá lặng lẽ không nổi tiếng như trong các bộ phim. Thậm chí, cao thủ võ thuật này có số phận khá chông gai.
Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, Hoàng Phi Hồng (trong ảnh) sinh năm 1847. Tương truyền, Hoàng Phi Hồng sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo ở huyện Nam Hải, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.
Cha của Hoàng Phi Hồng là Hoàng Kỳ Anh - một trong mười con hổ trong “Quảng Đông thập hổ”. Ông từ nhỏ đã theo cha đi biểu diễn võ thuật và bán thuốc rong trên đường.
Sau khi cha qua đời, Hoàng Phi Hồng mở hiệu thuốc Bảo Chi Lâm trên đường Nhân An, chuyên bán thảo dược trị thương. Ông là danh y có tấm lòng nhân đức, thường cứu giúp người gặp nạn.
Về võ thuật, ngoài cha, Hoàng Phi Hồng theo học nhiều danh sư các môn võ khác như học Vô Ảnh cước từ Tống Huy Thang. Sau nhiều năm chuyên tâm luyện võ và có tố chất hơn người, ông trở thành cao thủ trước khi đạt được danh hiệu Nhất đại tông sư của giới võ lâm vùng Lĩnh Nam.
Hoàng Phi Hồng so tài và đánh bại nhiều cao thủ. Thậm chí, ông không ít lần đơn phương độc mã đánh bại hàng chục người cùng lúc.
Tuy nhiên, đến cuối đời, Hoàng Phi Hồng mất tài sản, nhà cửa và rơi vào cảnh bần hàn khi sống trong giai đoạn cuối nhà Thanh và giai đoạn đầu của thời kỳ Dân quốc. Cuối cùng, ông suy sụp, lâm bệnh và qua đời khi 77 tuổi.
Do hoàn cảnh khó khăn nên gia đình không đủ tiền mua quan tài cho Hoàng Phi Hồng. Biết tin, các đệ tử của ông gom tiền mua cho sư phụ cỗ quan tài và an táng tại núi Tượng Cương, phố Lưu Hoa, Nghĩa Trủng. Trong nhiều thập kỷ sau, khu vực trên có nhiều thay đổi nên đến nay giới chức trách vẫn chưa tìm ra ngôi mộ của Hoàng Phi Hồng.
Mời độc giả xem video: Khi võ sư... đánh vợ. Nguồn: THDT.