Vua Lê Thần Tông (1607-1662) tên húy Lê Duy Kỳ con vua Lê Kính Tông. Ông sinh ra trong bối cảnh có nhiều biến động, nhà Lê chỉ còn trên danh nghĩa, mọi quyền hành ở Đàng Ngoài đều thuộc họ Trịnh, còn Đàng Trong chúa Nguyễn cát cứ.
Năm 1619, sau khi ép vua Lê Kính Tông tự tử, Trịnh Tùng lập cháu là Duy Kỳ khi đó mới 12 tuổi lên ngôi vua ấy hiệu là Lê Thần Tông.
Vua Lê Thần Tông có tướng mạo đế vương với sống mũi cao, mặt rồng. Ông cũng được nhận định là người thông minh, học rộng, mưu lược sâu sắc và giỏi văn chương.
Vua Lê Thần Tông làm vua 24 năm thì nhường ngôi cho con trai 13 tuổi Lê Duy Hựu (hiệu là Chân Tông) và trở thành Thái thượng hoàng. Tuy nhiên, ở ngôi chỉ được 7 năm thì vua Lê Chân Tông qua đời nên Thái thượng hoàng Lê Duy Kỳ trở lại làm vua.
Đến năm 1662, vua Lê Thần Tông qua đời, táng tại Ngọc Long, xã Quần Lai, huyện Dương Lôi (nay là huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa).
Nối ngôi vua Lê Thần Tông là con trai thứ tên Lê Duy Vũ (hiệu là Huyền Tông) ở ngôi 9 năm thì ốm, chết. Kế vị là một con trai nữa của Thần Tông tên Lê Duy Hợi (hiệu là Gia Tông) cũng bị bạo bệnh sau 4 năm ở ngôi báu. Con út của Lê Thần Tông tên Lê Duy Hợp (hiệu là Hy Tông) nối ngôi.
Không chỉ nổi tiếng bởi 2 lần lên ngôi vua, có tới 4 con trai lần lượt kế vị ngai vàng, vua Lê Thần Tông còn được sử sách ghi lại bởi sự lạ kỳ trong cách chọn vợ của ông.
Người vợ chính của vua Lê Thần Tông là bà Trịnh Thị Ngọc Trúc, con gái chúa Trịnh. Ngoài ra, vua còn có 5 thứ phi. Điều lạ lùng là những bà thứ phi của vua thuộc các dân tộc khác nhau như Thái, Mường, Hán, Lào và đặc biệt là người vợ thứ sáu là phụ nữ Hòa Lan (Hà Lan ngày nay).
Người vợ phương tây của vua Lê Thần Tông tên là Orona, vốn là con gái của Phó toàn quyền Hà Lan tại Đài Loan. Đây chính là bà hoàng người châu Âu duy nhất trong các triều đại phong kiến Việt Nam. Theo sử sách chép lại bà vợ Tây là một cung phi được vua Lê Thần Tông sủng ái.
Đặc biệt hơn cả là cả sáu người vợ của vua đều sống rất hòa thuận với nhau. Tương truyền sáu pho tượng nhập thần của sáu người vợ vua Lê Thần Tông ở chùa Mật Sơn, tỉnh Thanh Hóa là do sáu bà cùng lòng cùng sức bỏ tiền công đức ra làm, với nguyện ước ở bên nhau mãi mãi.
Năm 1959, năm pho tượng vợ vua Lê Thần Tông đã được rước về đền Nhà Lê - được xếp hạng Di tích lịch sử cấp Nhà nước, cách chùa Mật Sơn hơn km. Riêng tượng bà Ngọc Trúc được đưa về Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Một chi tiết khá thú vị khác về vị vua nổi tiếng này là ngoài 10 người con đẻ, vua còn có 4 người con nuôi, trong đó có con riêng của vợ và một người con nuôi người nước ngoài.
Điều thú vị người đó cũng là người phương Tây gốc Hà Lan tên là Charles Hartsinck. Đây là được coi là người Hà Lan đầu tiên được phép mở hiệu buôn ở nước ta, đặt nền móng cho việc xây dựng thương điếm Hà Lan ở Phố Hiến.
Mời độc giả xem video: Nghĩ bị 'nhìn đểu', nhóm thanh niên vác dao phóng lợn, bom xăng đi hỗn chiến. Nguồn VTV24.
Vua Lê Thần Tông (1607-1662) tên húy Lê Duy Kỳ con vua Lê Kính Tông. Ông sinh ra trong bối cảnh có nhiều biến động, nhà Lê chỉ còn trên danh nghĩa, mọi quyền hành ở Đàng Ngoài đều thuộc họ Trịnh, còn Đàng Trong chúa Nguyễn cát cứ.
Năm 1619, sau khi ép vua Lê Kính Tông tự tử, Trịnh Tùng lập cháu là Duy Kỳ khi đó mới 12 tuổi lên ngôi vua ấy hiệu là Lê Thần Tông.
Vua Lê Thần Tông có tướng mạo đế vương với sống mũi cao, mặt rồng. Ông cũng được nhận định là người thông minh, học rộng, mưu lược sâu sắc và giỏi văn chương.
Vua Lê Thần Tông làm vua 24 năm thì nhường ngôi cho con trai 13 tuổi Lê Duy Hựu (hiệu là Chân Tông) và trở thành Thái thượng hoàng. Tuy nhiên, ở ngôi chỉ được 7 năm thì vua Lê Chân Tông qua đời nên Thái thượng hoàng Lê Duy Kỳ trở lại làm vua.
Đến năm 1662, vua Lê Thần Tông qua đời, táng tại Ngọc Long, xã Quần Lai, huyện Dương Lôi (nay là huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa).
Nối ngôi vua Lê Thần Tông là con trai thứ tên Lê Duy Vũ (hiệu là Huyền Tông) ở ngôi 9 năm thì ốm, chết. Kế vị là một con trai nữa của Thần Tông tên Lê Duy Hợi (hiệu là Gia Tông) cũng bị bạo bệnh sau 4 năm ở ngôi báu. Con út của Lê Thần Tông tên Lê Duy Hợp (hiệu là Hy Tông) nối ngôi.
Không chỉ nổi tiếng bởi 2 lần lên ngôi vua, có tới 4 con trai lần lượt kế vị ngai vàng, vua Lê Thần Tông còn được sử sách ghi lại bởi sự lạ kỳ trong cách chọn vợ của ông.
Người vợ chính của vua Lê Thần Tông là bà Trịnh Thị Ngọc Trúc, con gái chúa Trịnh. Ngoài ra, vua còn có 5 thứ phi. Điều lạ lùng là những bà thứ phi của vua thuộc các dân tộc khác nhau như Thái, Mường, Hán, Lào và đặc biệt là người vợ thứ sáu là phụ nữ Hòa Lan (Hà Lan ngày nay).
Người vợ phương tây của vua Lê Thần Tông tên là Orona, vốn là con gái của Phó toàn quyền Hà Lan tại Đài Loan. Đây chính là bà hoàng người châu Âu duy nhất trong các triều đại phong kiến Việt Nam. Theo sử sách chép lại bà vợ Tây là một cung phi được vua Lê Thần Tông sủng ái.
Đặc biệt hơn cả là cả sáu người vợ của vua đều sống rất hòa thuận với nhau. Tương truyền sáu pho tượng nhập thần của sáu người vợ vua Lê Thần Tông ở chùa Mật Sơn, tỉnh Thanh Hóa là do sáu bà cùng lòng cùng sức bỏ tiền công đức ra làm, với nguyện ước ở bên nhau mãi mãi.
Năm 1959, năm pho tượng vợ vua Lê Thần Tông đã được rước về đền Nhà Lê - được xếp hạng Di tích lịch sử cấp Nhà nước, cách chùa Mật Sơn hơn km. Riêng tượng bà Ngọc Trúc được đưa về Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Một chi tiết khá thú vị khác về vị vua nổi tiếng này là ngoài 10 người con đẻ, vua còn có 4 người con nuôi, trong đó có con riêng của vợ và một người con nuôi người nước ngoài.
Điều thú vị người đó cũng là người phương Tây gốc Hà Lan tên là Charles Hartsinck. Đây là được coi là người Hà Lan đầu tiên được phép mở hiệu buôn ở nước ta, đặt nền móng cho việc xây dựng thương điếm Hà Lan ở Phố Hiến.
Mời độc giả xem video: Nghĩ bị 'nhìn đểu', nhóm thanh niên vác dao phóng lợn, bom xăng đi hỗn chiến. Nguồn VTV24.