Năm 1859, quân Pháp chiếm Sài Gòn, khi đó mang tên là Gia Định. Đây là dấu mốc đầu tiên cho quá trình hình thành biến Sài Gòn thành một hang ổ ma túy lớn nhất Việt Nam thời thuộc địa. Ảnh tư liệu.Năm 1861, hai người Pháp mở một nhà buôn thuốc phiện tại Sài Gòn và trở nên giàu có. Nhà buôn sau đó được nhượng lại cho người Hoa khai thác vào năm 1864. Ảnh tư liệu.Năm 1881, Toàn quyền Pháp quyết định đặt nhà buôn thuốc phiện vào sự quản lý trực tiếp của chính quyền bảo hộ. Cuối năm 1881, Cơ quan thuế trực thu được thành lập để bảo đảm độc quyền khai thác rượu và thuốc phiện. Ảnh tư liệu.Năm 1881, một nhà máy sản xuất thuốc phiện lớn đã được người Pháp xây dựng trên đường đường Paul Blanchy ở trung tâm Sài Gòn. Nhà máy này nay là số 74 đường Hai Bà Trưng, quận 1 TP HCM. Ảnh tư liệu.Thuốc phiện thô từ nhiều nơi được vận chuyển đến nhà máy. Tại đây, thuốc phiện được chế biến dựa trên phương pháp của người Quảng Đông và sử dụng các dụng cụ khoa học của phương Tây đã cho ra một loại thuốc phiện hoàn hảo hơn. Ảnh tư liệu.Quy trình chế biến thuốc phiện hút được thường phải mất 3 ngày. Thuốc phiện được đóng gói trong những hộp bằng đồng thau nặng 5, 10, 20, 40 và 100 gam, có đóng niêm dấu của nhà máy và có ghi số lô hàng xuất xưởng. Ảnh tư liệu.Từ nhà máy thuốc phiện ở Sài Gòn, phuốc phiện thành phẩm được bán trực tiếp cho các nhà phân phối có môn bài. Ảnh tư liệu.Giá bán thuốc phiện do những nghị định của chính quyền bảo hộ xếp đặt. Những vùng dân cư thu nhập cao thì thuốc phiện được bán giá cao hơn, và ngược lại. Ảnh tư liệu.Để tránh việc giả mạo thương hiệu, thuốc phiện được bán giá hạ suốt theo vùng biên giới với Lào và miền núi phía Bắc Việt Nam. Ảnh tư liệu.Vào năm 1914, nguồn tài chính thu nhập từ thuốc phiện là 13,1 triệu đồng trên 35,6 triệu đồng của tài khoản, nghĩa là nền công nghiệp thuốc phiện đã góp khoảng 37% vào nguồn tài chính của Pháp ở Đông Dương năm đó. Ảnh tư liệu.Việc tiêu thụ thuốc phiện tràn lan khắp mọi miền đã dẫn đến sự tàn phá sức khỏe cũng như suy đồi văn hóa của hàng trăm nghìn người Việt giai đoạn này. Ảnh tư liệu.Mời quý độc giả xem clip: Sơ lược lịch sử Việt Nam giai đoạn 1858 - 1954.
Năm 1859, quân Pháp chiếm Sài Gòn, khi đó mang tên là Gia Định. Đây là dấu mốc đầu tiên cho quá trình hình thành biến Sài Gòn thành một hang ổ ma túy lớn nhất Việt Nam thời thuộc địa. Ảnh tư liệu.
Năm 1861, hai người Pháp mở một nhà buôn thuốc phiện tại Sài Gòn và trở nên giàu có. Nhà buôn sau đó được nhượng lại cho người Hoa khai thác vào năm 1864. Ảnh tư liệu.
Năm 1881, Toàn quyền Pháp quyết định đặt nhà buôn thuốc phiện vào sự quản lý trực tiếp của chính quyền bảo hộ. Cuối năm 1881, Cơ quan thuế trực thu được thành lập để bảo đảm độc quyền khai thác rượu và thuốc phiện. Ảnh tư liệu.
Năm 1881, một nhà máy sản xuất thuốc phiện lớn đã được người Pháp xây dựng trên đường đường Paul Blanchy ở trung tâm Sài Gòn. Nhà máy này nay là số 74 đường Hai Bà Trưng, quận 1 TP HCM. Ảnh tư liệu.
Thuốc phiện thô từ nhiều nơi được vận chuyển đến nhà máy. Tại đây, thuốc phiện được chế biến dựa trên phương pháp của người Quảng Đông và sử dụng các dụng cụ khoa học của phương Tây đã cho ra một loại thuốc phiện hoàn hảo hơn. Ảnh tư liệu.
Quy trình chế biến thuốc phiện hút được thường phải mất 3 ngày. Thuốc phiện được đóng gói trong những hộp bằng đồng thau nặng 5, 10, 20, 40 và 100 gam, có đóng niêm dấu của nhà máy và có ghi số lô hàng xuất xưởng. Ảnh tư liệu.
Từ nhà máy thuốc phiện ở Sài Gòn, phuốc phiện thành phẩm được bán trực tiếp cho các nhà phân phối có môn bài. Ảnh tư liệu.
Giá bán thuốc phiện do những nghị định của chính quyền bảo hộ xếp đặt. Những vùng dân cư thu nhập cao thì thuốc phiện được bán giá cao hơn, và ngược lại. Ảnh tư liệu.
Để tránh việc giả mạo thương hiệu, thuốc phiện được bán giá hạ suốt theo vùng biên giới với Lào và miền núi phía Bắc Việt Nam. Ảnh tư liệu.
Vào năm 1914, nguồn tài chính thu nhập từ thuốc phiện là 13,1 triệu đồng trên 35,6 triệu đồng của tài khoản, nghĩa là nền công nghiệp thuốc phiện đã góp khoảng 37% vào nguồn tài chính của Pháp ở Đông Dương năm đó. Ảnh tư liệu.
Việc tiêu thụ thuốc phiện tràn lan khắp mọi miền đã dẫn đến sự tàn phá sức khỏe cũng như suy đồi văn hóa của hàng trăm nghìn người Việt giai đoạn này. Ảnh tư liệu.
Mời quý độc giả xem clip: Sơ lược lịch sử Việt Nam giai đoạn 1858 - 1954.