Được hạ thủy năm 1994, tàu ngầm Kursk là một phần của Hạm đội Biển bắc Nga. Nó là tàu ngầm tấn công lớn nhất từng được chế tạo và là một trong những tàu ngầm hiện đại nhất lúc bấy giờ của Nga. Tuy nhiên, vào ngày 12/8/2000, hai vụ nổ lớn liên tiếp trên tàu ngầm hạt nhân Kursk khiến thế giới chấn động.Vụ tai nạn kinh hoàng này xảy ra khi chiếc tàu ngầm này luyện tập bắn thủy lôi giả vào một tàu tuẫn tiễu tại biển Barents. Hậu quả của hai vụ nổ lớn liên tiếp trên tàu ngầm hạt nhân Kursk đã khiến toàn bộ 118 thủy thủ thiệt mạng.Phần lớn thủy thủ thiệt mạng trong sự cố kinh hoàng trên đều khoảng 30 tuổi.Không phải toàn bộ thủy thủ thiệt mạng ngay lập tức sau 2 vụ nổ trên tàu ngầm Kursk. Cụ thể, sau 2 vụ nổ kinh hoàng trên, 23 thủy thủ từ khoang số 6 tới số 9 vẫn còn sống. Họ đã cố gắng tìm cách thoát ra bên ngoài nhưng không thành.Do vậy, 23 thủy thủ trên về sau thiệt mạng do ngạt, ngộ độc khí và một số nguyên nhân khác.Sau khi xảy ra vụ nổ tàu ngầm Kursk, Nga đã nghề nghị Anh và Na Uy giúp đỡ. Phải mất 14 tháng Nga mới trục vớt thành công xác tàu ngầm trên, với chi phí lên đến hơn 115 triệu USD.Theo một số báo cáo, nguyên nhân xảy ra vụ nổ tàu ngầm Kursk là do một trong những ngư lôi chứa hóa chất hydrogen peroxide (HTP) trên mũi tàu gặp sự cố dẫn đến phát nổ và làm chìm tàu.Cũng có giả thuyết cho rằng tàu ngầm của Nga bị hải quân nước khác đánh chìm. Tuy nhiên, đây chỉ là giả thuyết, không có bằng chứng xác thực chứng minh.
Được hạ thủy năm 1994, tàu ngầm Kursk là một phần của Hạm đội Biển bắc Nga. Nó là tàu ngầm tấn công lớn nhất từng được chế tạo và là một trong những tàu ngầm hiện đại nhất lúc bấy giờ của Nga. Tuy nhiên, vào ngày 12/8/2000, hai vụ nổ lớn liên tiếp trên tàu ngầm hạt nhân Kursk khiến thế giới chấn động.
Vụ tai nạn kinh hoàng này xảy ra khi chiếc tàu ngầm này luyện tập bắn thủy lôi giả vào một tàu tuẫn tiễu tại biển Barents. Hậu quả của hai vụ nổ lớn liên tiếp trên tàu ngầm hạt nhân Kursk đã khiến toàn bộ 118 thủy thủ thiệt mạng.
Phần lớn thủy thủ thiệt mạng trong sự cố kinh hoàng trên đều khoảng 30 tuổi.
Không phải toàn bộ thủy thủ thiệt mạng ngay lập tức sau 2 vụ nổ trên tàu ngầm Kursk. Cụ thể, sau 2 vụ nổ kinh hoàng trên, 23 thủy thủ từ khoang số 6 tới số 9 vẫn còn sống. Họ đã cố gắng tìm cách thoát ra bên ngoài nhưng không thành.
Do vậy, 23 thủy thủ trên về sau thiệt mạng do ngạt, ngộ độc khí và một số nguyên nhân khác.
Sau khi xảy ra vụ nổ tàu ngầm Kursk, Nga đã nghề nghị Anh và Na Uy giúp đỡ. Phải mất 14 tháng Nga mới trục vớt thành công xác tàu ngầm trên, với chi phí lên đến hơn 115 triệu USD.
Theo một số báo cáo, nguyên nhân xảy ra vụ nổ tàu ngầm Kursk là do một trong những ngư lôi chứa hóa chất hydrogen peroxide (HTP) trên mũi tàu gặp sự cố dẫn đến phát nổ và làm chìm tàu.
Cũng có giả thuyết cho rằng tàu ngầm của Nga bị hải quân nước khác đánh chìm. Tuy nhiên, đây chỉ là giả thuyết, không có bằng chứng xác thực chứng minh.