U - 1206 gặp sự cố vì nhà vệ sinh quá xịn
Năm 1945, chỉ vài tuần trước khi Chiến tranh thế giới 2 kết thúc, tàu ngầm U - 1206 của quân đội Đức rời cảng Scotland để thực hiện nhiệm vụ tuần tra đầu tiên thì bị chìm do gặp sự cố nhà vệ sinh. Nhà vệ sinh trong tàu ngầm U - 1206 của Đức xả thải trực tiếp ra biển thay vì giữ lại trong thùng chứa để tiết kiệm diện tích như tàu ngầm của Mỹ và Anh.
Các chuyên gia chế tạo tàu ngầm của Đức đã thiết kế nhà vệ sinh xả thẳng ra bên ngoài ngay cả khi tàu đang lặn. Do sử dụng công nghệ cao để thiết kế nên nhà vệ sinh đặc biệt trên nên một số thành viên thủy thủ đoàn được huấn luyện đặc biệt để vận hành nó. Họ được gọi là các “chuyên gia bể phốt”. Đây cũng chính là nguyên nhân gây ra một sự cố tàu ngầm tồi tệ trong lịch sử Đức quốc xã.
Cụ thể, thuyền trưởng U - 1206 Karl Schlitt không phải là “chuyên gia bể phốt”. Tuy nhiên, trong một lần sử dụng nhà vệ sinh trên tàu ngầm U - 1206, thuyền trưởng Schlitt chủ quan không đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tự mình vận hành và gây ra sự cố tồi tệ. Do xả nước nhà vệ sinh không đúng quy trình, nước biển tràn vào khoang tàu qua ống xả, phản ứng với chất axit trong pin phát điện và tạo ra khí chlorine cực độc. Không thể khắc phục được sự cố này, thuyền trưởng Schlitt quyết định cho tàu ngầm nổi lên mặt nước. Điều đáng buồn là ngay lập tức chiếc tàu ngầm này của Đức bị máy bay của quân đội Anh phát hiện.
Một số lời đồn có nội dung các sĩ quan Đức trên tàu ngầm đã nhìn thấy trước kết cục thất bại của quân đội Đức trong những ngày cuối cùng của Chiến tranh thế giới 2 nên đã bịa ra câu chuyện nhà vệ sinh trên để có cớ cho tàu nổi lên mặt nước, đầu hàng và không phải chết.
Tàu ngầm sân bay HMS M2 "chết yểu"
Hải quân Hoàng gia Anh đã phát triển và xây dựng
tàu ngầm sân bay HMS M2. Tàu ngầm này được chuyển đổi từ dự án tàu ngầm pháo hạm lớp M và được đưa vào hoạt động từ năm 1927. Nó được thiết kế có khả năng mang theo một thủy phi cơ trinh sát Parnall Peto - đúng với tên gọi của nó.
Tuy nhiên, vào ngày 26/1/1932, tàu ngầm sân bay HMS M2 bị chìm ở West Bay, Dorset vào năm 1932 khi đang tiến hành thử nghiệm phóng máy bay. Một số người cho rằng, HMS M2 mở nhà chứa thủy phi cơ quá sớm khi thực hiện thử nghiệm trên.
Câu chuyện về "chú cá voi thông minh"
Một thử nghiệm tàu ngầm "chết yểu" gây chấn động dư luận đó là
dự án Intelligent Whale (tạm dịch: chú cá voi thông minh). Đây là "đứa con tinh thần" của nhà sáng chế Oliver Halstead. Được thiết kế vào năm 1862, đến năm 1863, Augustus Price and Cornelius Bushnell nhận hợp đồng sản xuất Intelligent Whale với giá 15.000 USD.
Tên của tàu ngầm Intelligent Whale khiến nhiều người suy đoán nó là một hệ thống máy móc phức tạp. Tuy nhiên, trên thực tế, cơ chế hoạt động của tàu ngầm này được đánh giá là khá thô sơ. Tàu ngầm này sử dụng hai chiếc mỏ neo khổng lồ để lấy lặn xuống độ sâu và nổi lên mặt nước thường phải bơi ra ngoài và tìm cách cài đặt mìn bên dưới tàu địch.
Nhiều nguồn tin tiết lộ Intelligent Whale đã thực hiện nhiều chuyến lặn sâu và toàn bộ thủy thủ đoàn thiệt mạng trong vụ chìm tàu. Tuy nhiên, tác giả Farnham Bishop của cuốn "The Story of the Submarine" (1916) cho hay việc toàn bộ thủy thủ đoàn Intelligent Whale chết trong sự cố chìm tàu trên bị phóng đại quá mức. Sự thật đúng là Intelligent Whale bị chìm do rò rỉ nước trong quá trình chạy thử nghiệm nhưng may mắn là không có người nào tử vong trong sự cố này.