Trống bỏi là tên gọi của một món đồ chơi dân gian rất quen thuộc vào dịp Tết Trung thu của trẻ em Hà Nội và các khu vực lân cận.Trống có cấu tạo đơn giản với mặt trống bằng bìa, tang trống bằng đất sét, dùi trống là que gỗ nhỏ. Trống gắn với với cán nhựa (trước kia là tre) qua trục xoay bằng kim loại. Khi cầm và xoay, các khía của cán tác động vào dùi trống khiến dùi đập liên hồi vào mặt trống tạo nên âm thanh giòn rã.
.Theo tìm hiểu của nhà văn Hà Thành, có một điều rất thú vị về nguồn gốc tên gọi chiếc trống bỏi.Theo đó, các bé trai mải chơi thường bị kiến vàng, ong… đốt ở chỗ kín khiến “cậu nhỏ” bị sưng mọng, ngứa. Các cụ xưa gọi chứng bệnh này là bệnh “tầm bỏi”.Bệnh này chữa mẹo bằng cách giả vờ “gắp bỏ nồi cơm” khi nồi cơm đang sôi. Cách khác là xin một sợi rơm, sau đó dùng sợi rơm đo chiều dài “cậu nhỏ” rồi gấp sợi rơm lại thành 7 lần (tương đương với 7 vía nam). Cuối cùng mang dao ra chặt sợi rơm là khỏi bệnh.Chữ “bỏi” trong chứng bệnh “tầm bỏi” kể trên chính là một từ cổ chỉ “cậu nhỏ” của trẻ con. Nói rộng ra thì bỏi là những thứ nhỏ, thuộc về trẻ con.Quanh tên gọi chiếc trống bỏi còn có câu thành ngữ "già chơi trống bỏi", chỉ những đã già rồi còn ham muốn những thú vui của người trẻ như gái gú, chưng diện...Sở dĩ có thành ngữ này vì trống bỏi là món đồ chơi đặc trưng chỉ dành cho trẻ em. Vì vậy, già mà chơi thứ này là dị thường, là hành vi "biến thái", lệch lạc, không phù hợp với lứa tuổi của mình.Ngày nay trống bỏi được sản xuất tại một số làng nghề truyền thống ở miền Bắc, nổi tiếng nhất là thôn Báo Đáp, xã Hồng Quang, Nam Trực, Nam Định.Trong khoảng hai thập niên trở lại đây, món đồ chơi này được sản xuất ngày càng ít dần do trẻ em chuyển dần sự hứng thú sang các món đồ chơi ngoại. Nếu không có những biện pháp bảo tồn, có thể trống bỏi sẽ đứng trước nguy cơ biến mất như rất nhiều đồ chơi dân gian khác...Mời quý độc giả xem video: Nhạc Trung thu hay nhất.
Trống bỏi là tên gọi của một món đồ chơi dân gian rất quen thuộc vào dịp Tết Trung thu của trẻ em Hà Nội và các khu vực lân cận.
Trống có cấu tạo đơn giản với mặt trống bằng bìa, tang trống bằng đất sét, dùi trống là que gỗ nhỏ. Trống gắn với với cán nhựa (trước kia là tre) qua trục xoay bằng kim loại. Khi cầm và xoay, các khía của cán tác động vào dùi trống khiến dùi đập liên hồi vào mặt trống tạo nên âm thanh giòn rã.
.
Theo tìm hiểu của nhà văn Hà Thành, có một điều rất thú vị về nguồn gốc tên gọi chiếc trống bỏi.
Theo đó, các bé trai mải chơi thường bị kiến vàng, ong… đốt ở chỗ kín khiến “cậu nhỏ” bị sưng mọng, ngứa. Các cụ xưa gọi chứng bệnh này là bệnh “tầm bỏi”.
Bệnh này chữa mẹo bằng cách giả vờ “gắp bỏ nồi cơm” khi nồi cơm đang sôi. Cách khác là xin một sợi rơm, sau đó dùng sợi rơm đo chiều dài “cậu nhỏ” rồi gấp sợi rơm lại thành 7 lần (tương đương với 7 vía nam). Cuối cùng mang dao ra chặt sợi rơm là khỏi bệnh.
Chữ “bỏi” trong chứng bệnh “tầm bỏi” kể trên chính là một từ cổ chỉ “cậu nhỏ” của trẻ con. Nói rộng ra thì bỏi là những thứ nhỏ, thuộc về trẻ con.
Quanh tên gọi chiếc trống bỏi còn có câu thành ngữ "già chơi trống bỏi", chỉ những đã già rồi còn ham muốn những thú vui của người trẻ như gái gú, chưng diện...
Sở dĩ có thành ngữ này vì trống bỏi là món đồ chơi đặc trưng chỉ dành cho trẻ em. Vì vậy, già mà chơi thứ này là dị thường, là hành vi "biến thái", lệch lạc, không phù hợp với lứa tuổi của mình.
Ngày nay trống bỏi được sản xuất tại một số làng nghề truyền thống ở miền Bắc, nổi tiếng nhất là thôn Báo Đáp, xã Hồng Quang, Nam Trực, Nam Định.
Trong khoảng hai thập niên trở lại đây, món đồ chơi này được sản xuất ngày càng ít dần do trẻ em chuyển dần sự hứng thú sang các món đồ chơi ngoại. Nếu không có những biện pháp bảo tồn, có thể trống bỏi sẽ đứng trước nguy cơ biến mất như rất nhiều đồ chơi dân gian khác...
Mời quý độc giả xem video: Nhạc Trung thu hay nhất.