Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, thông lệ bữa ăn "vui vẻ" cuối cùng của tử tù có từ thời Hy Lạp cổ đại. Mục đích của việc làm này là nhằm "xoa dịu" tù nhân sắp bị hành hình. Chết sau khi được ăn uống no đủ sẽ khiến linh hồn không oán giận.Dưới thời đế chế La Mã, các võ sĩ giác đấu thường có một bữa ăn tối thịnh soạn trước khi ra đấu trường vào hôm sau. Công việc của họ vô cùng nguy hiểm khi có thể bị giết chết ngay trên đấu trường.Tại Trung Quốc thời phong kiến, người dân quan niệm nếu được ăn no trước khi chết thì sẽ khiến người đó có kiếp sau tốt hơn.Vì vậy, trước khi bị hành hình, tử tù ở Trung Quốc thời phong kiến thường được cai ngục chuẩn bị cơm rượu thịt đầy đủ để tiễn đưa họ sang thế giới bên kia.Đến thế kỷ 18, một số tử tù có địa vị giàu có, quyền lực được cho phép ăn bữa cuối cùng với người nhà, bạn bè trước ngày bị hành quyết.Theo thời gian, một số nước trên thế giới có những quy định về việc chuẩn bị bữa ăn cuối cùng cho tử tù.Thông lệ này được coi là hành động mang tính nhân văn giúp phạm nhân thưởng thức bữa ăn thịnh soạn trước khi từ giã cõi đời.Nhiều nhà tù chuẩn bị bữa ăn cuối cùng cho tử tù dựa theo yêu cầu của họ. Ví dụ như tù nhân muốn ăn gà rán, khoai tây chiên, bánh mì, bánh kem, café, sữa, thịt... đều được nhà tù chấp nhận và chuẩn bị.Giới chức trách cho mỗi tử tù một số tiền nhất định từ 15 - 40 USD cho bữa ăn cuối cùng của phạm nhân.Một số tử tù vui vẻ thưởng thức bữa ăn cuối cùng trong cuộc đời. Tuy nhiên, không ít phạm nhân không thể "nuốt trôi" bữa ăn thịnh soạn đó. Mời độc giả xem video: Truy nã phạm nhân nhiễm HIV. Nguồn: VTV TSTC.
Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, thông lệ bữa ăn "vui vẻ" cuối cùng của tử tù có từ thời Hy Lạp cổ đại. Mục đích của việc làm này là nhằm "xoa dịu" tù nhân sắp bị hành hình. Chết sau khi được ăn uống no đủ sẽ khiến linh hồn không oán giận.
Dưới thời đế chế La Mã, các võ sĩ giác đấu thường có một bữa ăn tối thịnh soạn trước khi ra đấu trường vào hôm sau. Công việc của họ vô cùng nguy hiểm khi có thể bị giết chết ngay trên đấu trường.
Tại Trung Quốc thời phong kiến, người dân quan niệm nếu được ăn no trước khi chết thì sẽ khiến người đó có kiếp sau tốt hơn.
Vì vậy, trước khi bị hành hình, tử tù ở Trung Quốc thời phong kiến thường được cai ngục chuẩn bị cơm rượu thịt đầy đủ để tiễn đưa họ sang thế giới bên kia.
Đến thế kỷ 18, một số tử tù có địa vị giàu có, quyền lực được cho phép ăn bữa cuối cùng với người nhà, bạn bè trước ngày bị hành quyết.
Theo thời gian, một số nước trên thế giới có những quy định về việc chuẩn bị bữa ăn cuối cùng cho tử tù.
Thông lệ này được coi là hành động mang tính nhân văn giúp phạm nhân thưởng thức bữa ăn thịnh soạn trước khi từ giã cõi đời.
Nhiều nhà tù chuẩn bị bữa ăn cuối cùng cho tử tù dựa theo yêu cầu của họ. Ví dụ như tù nhân muốn ăn gà rán, khoai tây chiên, bánh mì, bánh kem, café, sữa, thịt... đều được nhà tù chấp nhận và chuẩn bị.
Giới chức trách cho mỗi tử tù một số tiền nhất định từ 15 - 40 USD cho bữa ăn cuối cùng của phạm nhân.
Một số tử tù vui vẻ thưởng thức bữa ăn cuối cùng trong cuộc đời. Tuy nhiên, không ít phạm nhân không thể "nuốt trôi" bữa ăn thịnh soạn đó.
Mời độc giả xem video: Truy nã phạm nhân nhiễm HIV. Nguồn: VTV TSTC.