Tử hình là một trong những hình phạt nặng nhất đối với tử tù ở Trung Quốc thời phong kiến. Trong đó, hành quyết tử tù bằng cách chém đầu khá phổ biến.Đao phủ làm công việc chém đầu tử tù đều là nam giới to cao lực lưỡng khỏe mạnh và trên tay luôn cầm một thanh đao lớn, cực sắc bén. Do công việc của đao phủ là tước đi mạng sống của người khác nên không phải ai cũng muốn làm công việc này.Theo đó, nhiều người trở thành đao phủ thường có xuất thân từ những người mổ gia súc như trâu, bò, lợn gà...Với kinh nghiệm "sát sinh" các loài động vật, họ được quan lại địa phương tuyển dụng làm đao phủ và được trả công hậu hĩnh.Ngoài ra, một số gia đình ở tầng lớp nghèo khổ có truyền thống làm đao phủ. Họ chỉ có thể tiếp bước công việc của thế hệ trước để kiếm sống nuôi bản thân và gia đình.Công việc của đao phủ đòi hỏi họ có tinh thần "thép" khi đối diện với tước đi sinh mạng của tử tù trước mặt nhiều người. Để tù nhân ra đi một cách nhanh chóng và ít cảm thấy đau đớn, đao phủ sẽ ra tay với 1 lần vung đao.Điều thú vị là trước khi vung đao chém đầu tử tù, đao phủ thường phun một ngụm rượu lên hình cụ.Đao phủ làm như vậy nhằm không để lưỡi đao bị hoen rỉ. Bởi lẽ, sau mỗi lần hành hình, máu của tử tù sẽ dính trên thanh đao. Lâu ngày, thanh đao sẽ bị rỉ và không còn sắc bén gây ảnh hưởng đến việc hành hình.Nhờ việc phun rượu lên thanh đao, sau khi hoàn tất buổi hành hình, đao phủ có thể dễ dàng lau chùi sạch sẽ hình cụ này để nó không bị hoen rỉ.Thêm nữa, việc phun rượu lên thanh đao được cho là giúp đao phủ tránh bị linh hồn của tử tù "ám" khiến họ gặp nhiều điều xui xẻo. Theo quan niệm của người xưa, rượu trắng thường được dùng trong các nghi lễ trấn áp ma quỷ. Vì vậy, phun rượu lên thanh đao sẽ giúp đao phủ không bị ma quỷ quấy nhiễu. Mời độc giả xem video: Phá đường dây mua, bán người sang Trung Quốc. Nguồn: THTPCT.
Tử hình là một trong những hình phạt nặng nhất đối với tử tù ở Trung Quốc thời phong kiến. Trong đó, hành quyết tử tù bằng cách chém đầu khá phổ biến.
Đao phủ làm công việc chém đầu tử tù đều là nam giới to cao lực lưỡng khỏe mạnh và trên tay luôn cầm một thanh đao lớn, cực sắc bén. Do công việc của đao phủ là tước đi mạng sống của người khác nên không phải ai cũng muốn làm công việc này.
Theo đó, nhiều người trở thành đao phủ thường có xuất thân từ những người mổ gia súc như trâu, bò, lợn gà...
Với kinh nghiệm "sát sinh" các loài động vật, họ được quan lại địa phương tuyển dụng làm đao phủ và được trả công hậu hĩnh.
Ngoài ra, một số gia đình ở tầng lớp nghèo khổ có truyền thống làm đao phủ. Họ chỉ có thể tiếp bước công việc của thế hệ trước để kiếm sống nuôi bản thân và gia đình.
Công việc của đao phủ đòi hỏi họ có tinh thần "thép" khi đối diện với tước đi sinh mạng của tử tù trước mặt nhiều người. Để tù nhân ra đi một cách nhanh chóng và ít cảm thấy đau đớn, đao phủ sẽ ra tay với 1 lần vung đao.
Điều thú vị là trước khi vung đao chém đầu tử tù, đao phủ thường phun một ngụm rượu lên hình cụ.
Đao phủ làm như vậy nhằm không để lưỡi đao bị hoen rỉ. Bởi lẽ, sau mỗi lần hành hình, máu của tử tù sẽ dính trên thanh đao. Lâu ngày, thanh đao sẽ bị rỉ và không còn sắc bén gây ảnh hưởng đến việc hành hình.
Nhờ việc phun rượu lên thanh đao, sau khi hoàn tất buổi hành hình, đao phủ có thể dễ dàng lau chùi sạch sẽ hình cụ này để nó không bị hoen rỉ.
Thêm nữa, việc phun rượu lên thanh đao được cho là giúp đao phủ tránh bị linh hồn của tử tù "ám" khiến họ gặp nhiều điều xui xẻo. Theo quan niệm của người xưa, rượu trắng thường được dùng trong các nghi lễ trấn áp ma quỷ. Vì vậy, phun rượu lên thanh đao sẽ giúp đao phủ không bị ma quỷ quấy nhiễu.
Mời độc giả xem video: Phá đường dây mua, bán người sang Trung Quốc. Nguồn: THTPCT.