Đao phủ thời Trung cổ được người đời nhớ đến làm công việc thi hành án tử đối với tử tù. Khi làm công việc này, họ khiến nhiều người khiếp sợ bởi hành động tước đi mạng sống của người khác.Theo sử gia Joel Harrington công tác tại Đại học Vanderbilt, Tennessee, Mỹ, nhiều đao phủ không hề lựa chọn công việc trên mà thay vào đó họ bị bắt buộc phải làm việc.Cụ thể, nhiều phạm nhân bị kết án quyết định làm công việc đao phủ để tránh bị xử tử.Dưới thời Trung cổ, không ít trường hợp làm đao phủ vì truyền thống cha truyền con nối. Khi cha làm đao phủ thì người con tiếp bước công việc của thế hệ đi trước.Frantz Schmidt là trường hợp mà công việc đao phủ được thực hiện một cách bất đắc dĩ do có cha làm công việc trên.Theo thời gian, một số gia đình trở thành gia tộc chuyên làm nghề đao phủ xuất hiện ở nhiều nước châu Âu.Những người sinh ra trong gia đình đao phủ rất khó tìm công việc khác để làm. Nguyên do là bởi tính chất công việc của họ khiến cộng đồng xa lánh, không ai muốn có mối liên hệ và gần như bị cô lập. Vì vậy, gia đình của đao phủ thường sống ở rìa của thị trấn, làng mạc.Ngay cả đám cưới của đao phủ cũng không được tổ chức tại nhà thờ. Thay vào đó, hôn lễ của họ thực hiện tại nhà.Nhiều người cho rằng, đao phủ thi hành án tử đối với tử tù mà không có sự thương xót hay đồng cảm nào. Điều này không đúng. Trên thực tế, đao phủ cũng là người có tình cảm, yêu thương mọi người.Thế nhưng, do tính chất công việc nên đao phủ không thể làm điều khác khi nhận lệnh xử tử tù nhân từ cấp trên.Video: Bác "tra tấn" cháu ruột như thời Trung cổ gây chấn động dư luận Nga (nguồn: Vietnamnet)
Đao phủ thời Trung cổ được người đời nhớ đến làm công việc thi hành án tử đối với tử tù. Khi làm công việc này, họ khiến nhiều người khiếp sợ bởi hành động tước đi mạng sống của người khác.
Theo sử gia Joel Harrington công tác tại Đại học Vanderbilt, Tennessee, Mỹ, nhiều đao phủ không hề lựa chọn công việc trên mà thay vào đó họ bị bắt buộc phải làm việc.
Cụ thể, nhiều phạm nhân bị kết án quyết định làm công việc đao phủ để tránh bị xử tử.
Dưới thời Trung cổ, không ít trường hợp làm đao phủ vì truyền thống cha truyền con nối. Khi cha làm đao phủ thì người con tiếp bước công việc của thế hệ đi trước.
Frantz Schmidt là trường hợp mà công việc đao phủ được thực hiện một cách bất đắc dĩ do có cha làm công việc trên.
Theo thời gian, một số gia đình trở thành gia tộc chuyên làm nghề đao phủ xuất hiện ở nhiều nước châu Âu.
Những người sinh ra trong gia đình đao phủ rất khó tìm công việc khác để làm. Nguyên do là bởi tính chất công việc của họ khiến cộng đồng xa lánh, không ai muốn có mối liên hệ và gần như bị cô lập. Vì vậy, gia đình của đao phủ thường sống ở rìa của thị trấn, làng mạc.
Ngay cả đám cưới của đao phủ cũng không được tổ chức tại nhà thờ. Thay vào đó, hôn lễ của họ thực hiện tại nhà.
Nhiều người cho rằng, đao phủ thi hành án tử đối với tử tù mà không có sự thương xót hay đồng cảm nào. Điều này không đúng. Trên thực tế, đao phủ cũng là người có tình cảm, yêu thương mọi người.
Thế nhưng, do tính chất công việc nên đao phủ không thể làm điều khác khi nhận lệnh xử tử tù nhân từ cấp trên.
Video: Bác "tra tấn" cháu ruột như thời Trung cổ gây chấn động dư luận Nga (nguồn: Vietnamnet)