Vào ngày 19/9/1941, quân đội Đức quốc xã chiếm đóng thành phố Kiev, Ukraine thuộc Liên Xô. Tám ngày sau khi nắm quyền kiểm soát nơi này, binh sĩ phát xít Đức thực hiện các cuộc hành quyết hàng loạt đẫm máu.Những nạn nhân đầu tiên bị binh sĩ phát xít Đức thảm sát là 752 bệnh nhân của một bệnh viện tâm thần địa phương. Tiếp đến, Đức quốc xã nhắm đến mục tiêu là người gốc Do Thái sống ở Kiev.Binh sĩ Đức quốc xã bắt giữ tất cả những người gốc Do Thái và ép hàng ngàn người phải di chuyển tới hẻm núi Babi Yar ở tây bắc thành phố Kiev vào 8h sáng ngày 29/9/1941.Để mọi người tự nguyện đi tới đó, lính phát xít Đức nói rằng mục đích cho mọi người tập trung ở hẻm núi Babi Yar là kê khai dân số và tái định cư. Bất cứ người nào không phục tùng mệnh lệnh sẽ bị lính Đức quốc xã xử chết tại chỗ.Do vậy, hàng nghìn người dân ở Kiev đã gói gém hành lý và mang theo đồ đạc đi đến hẻm núi Babi Yar. Nhiều người không hề hay biết rằng bản thân đang ngày càng đến gần "thần chết".Trong khi đó, một số người đoán được ý đồ thực sự của phát xít Đức và tìm cách chạy trốn. Tuy nhiên, họ vẫn không thể thoát được sự theo dõi của lính Đức. Không chỉ người lớn, cả người già, phụ nữ và trẻ em đều bị Đức quốc xã bắt đi tới ở hẻm núi Babi Yar.Khi đến địa điểm hành quyết tại hẻm núi Babi Yar, binh sĩ phát xít Đức dồn các nạn nhân thành nhóm từ 30 - 40 người đứng xếp thành hàng trên rìa khe núi. Sau đó, chúng dùng súng máy nã đạn về phía họ.Thậm chí, lính Đức còn bật nhạc khi tàn sát dân thường vô tội để át đi tiếng gào khóc, van xin của các nạn nhân. Không những vậy, lính Đức sau đó ném xác các nạn nhân xuống phía dưới hẻm núi.Trong 2 ngày 29 - 30/9/1941, khoảng 33.000 người đã bị phát xít Đức thảm sát đẫm máu theo cách trên. Điều này khiến gần như toàn bộ người Do Thái ở Kiev bị tận diệt.Khi Hồng quân Liên Xô giải phóng thành phố Kiev vào năm 1943, ước tính có khoảng 70.000 - 200.000 người dân địa phương bị lính Đức sát hại tại Babi Yar. Theo đó, đây là một trong những tội ác đẫm máu nhất mà Đức quốc xã gây ra trong Thế chiến 2.Mời độc giả xem video: Học sinh có cần học thêm tiếng Hàn, tiếng Đức?. Nguồn: HGV.
Vào ngày 19/9/1941, quân đội Đức quốc xã chiếm đóng thành phố Kiev, Ukraine thuộc Liên Xô. Tám ngày sau khi nắm quyền kiểm soát nơi này, binh sĩ phát xít Đức thực hiện các cuộc hành quyết hàng loạt đẫm máu.
Những nạn nhân đầu tiên bị binh sĩ phát xít Đức thảm sát là 752 bệnh nhân của một bệnh viện tâm thần địa phương. Tiếp đến, Đức quốc xã nhắm đến mục tiêu là người gốc Do Thái sống ở Kiev.
Binh sĩ Đức quốc xã bắt giữ tất cả những người gốc Do Thái và ép hàng ngàn người phải di chuyển tới hẻm núi Babi Yar ở tây bắc thành phố Kiev vào 8h sáng ngày 29/9/1941.
Để mọi người tự nguyện đi tới đó, lính phát xít Đức nói rằng mục đích cho mọi người tập trung ở hẻm núi Babi Yar là kê khai dân số và tái định cư. Bất cứ người nào không phục tùng mệnh lệnh sẽ bị lính Đức quốc xã xử chết tại chỗ.
Do vậy, hàng nghìn người dân ở Kiev đã gói gém hành lý và mang theo đồ đạc đi đến hẻm núi Babi Yar. Nhiều người không hề hay biết rằng bản thân đang ngày càng đến gần "thần chết".
Trong khi đó, một số người đoán được ý đồ thực sự của phát xít Đức và tìm cách chạy trốn. Tuy nhiên, họ vẫn không thể thoát được sự theo dõi của lính Đức. Không chỉ người lớn, cả người già, phụ nữ và trẻ em đều bị Đức quốc xã bắt đi tới ở hẻm núi Babi Yar.
Khi đến địa điểm hành quyết tại hẻm núi Babi Yar, binh sĩ phát xít Đức dồn các nạn nhân thành nhóm từ 30 - 40 người đứng xếp thành hàng trên rìa khe núi. Sau đó, chúng dùng súng máy nã đạn về phía họ.
Thậm chí, lính Đức còn bật nhạc khi tàn sát dân thường vô tội để át đi tiếng gào khóc, van xin của các nạn nhân. Không những vậy, lính Đức sau đó ném xác các nạn nhân xuống phía dưới hẻm núi.
Trong 2 ngày 29 - 30/9/1941, khoảng 33.000 người đã bị phát xít Đức thảm sát đẫm máu theo cách trên. Điều này khiến gần như toàn bộ người Do Thái ở Kiev bị tận diệt.
Khi Hồng quân Liên Xô giải phóng thành phố Kiev vào năm 1943, ước tính có khoảng 70.000 - 200.000 người dân địa phương bị lính Đức sát hại tại Babi Yar. Theo đó, đây là một trong những tội ác đẫm máu nhất mà Đức quốc xã gây ra trong Thế chiến 2.
Mời độc giả xem video: Học sinh có cần học thêm tiếng Hàn, tiếng Đức?. Nguồn: HGV.