Ngày 1/9/1939, Ba Lan trở thành mục tiêu tấn công xâm lược đầu tiên của trùm phát xít Hitler và chính quyền Đức quốc xã. Trong cuộc chiến này, phát xít Đức triển khai lực lượng hùng hậu cùng số lượng vũ khí khủng hành động theo chiến thuật đánh nhanh thắng nhanh.Theo đó, quân đội Ba Lan chỉ trụ vững trước các cuộc tấn công của phát xít Đức đến ngày 28/9/1939. Sau ngày hôm ấy, Ba Lan hoàn toàn bị phát xít Đức chiếm đóng.Dù chịu sự kiểm soát của Đức quốc xã cũng như bị thiệt hại nặng nề từ các hoạt động truy quét của kẻ thù nhưng các điệp viên Ba Lan ở trong nước cũng như khắp châu Âu, Trung Đông vẫn duy trì các hoạt động.Những điệp viên người Ba Lan hoạt động sôi nổi ở nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ nhằm phối hợp với quân Đồng minh có chung mục tiêu đánh bại quân phát xít, giải phóng đất nước.Trong số này có việc một số điệp viên người Ba Lan nằm vùng ngay trong Bộ chỉ huy tối cao Đức. Họ cũng hợp tác với các cơ quan tình báo nước ngoài như Tình báo mật và điều hành các hoạt động đặc biệt (gọi chung là Cục chiến dịch đặc biệt của Anh, viết tắt là SOE), Cục tình báo chiến lược của Mỹ (OSS)...Theo các tài liệu được giải mật, trong Thế chiến 2, các điệp viên của Ba Lan đã cung cấp khoảng 80.000 báo cáo gửi cho các cơ quan tình báo Anh với những thông tin quan trọng về Đức quốc xã như các loại vũ khí V (tên lửa hành trình V-1, tên lửa V-2), máy bay, xe tăng, các chiến dịch mật của kẻ thù...Mạng lưới tình báo của Ba Lan còn thu thập các thông tin quan trọng về việc quân số, điều chuyển binh lực, phá hoại các công trình quan trọng của Đức quốc xã như cầu đường, nhà máy, cơ sở vũ khí...Thêm nữa, mạng lưới điệp viên của Ba Lan còn thực hiện sơ tán người dân nước này để họ có thể phục vụ trong các lực lượng vũ trang trong cuộc chiến chống phát xít, giải phóng đất nước khỏi sự chiếm đóng của Đức quốc xã.Nhờ những mạng lưới gián điệp phủ khắp nhiều khu vực, tình báo Ba Lan đã gây ra những thiệt hại nặng cho phát xít Đức khiến quân địch "tức điên", ráo riết truy bắt đối phương.Dù vậy, phát xít Đức vẫn không thể tiêu diệt được mọi mạng lưới điệp viên của Ba Lan. Họ thực hiện các hoạt động bí mật và có những đóng góp quan trọng trong chiến thắng phát xít của nước nhà cũng như các nước Đồng minh.Mời độc giả xem video: Học sinh có cần học thêm tiếng Hàn, tiếng Đức?. Nguồn: HGV.
Ngày 1/9/1939, Ba Lan trở thành mục tiêu tấn công xâm lược đầu tiên của trùm phát xít Hitler và chính quyền Đức quốc xã. Trong cuộc chiến này, phát xít Đức triển khai lực lượng hùng hậu cùng số lượng vũ khí khủng hành động theo chiến thuật đánh nhanh thắng nhanh.
Theo đó, quân đội Ba Lan chỉ trụ vững trước các cuộc tấn công của phát xít Đức đến ngày 28/9/1939. Sau ngày hôm ấy, Ba Lan hoàn toàn bị phát xít Đức chiếm đóng.
Dù chịu sự kiểm soát của Đức quốc xã cũng như bị thiệt hại nặng nề từ các hoạt động truy quét của kẻ thù nhưng các điệp viên Ba Lan ở trong nước cũng như khắp châu Âu, Trung Đông vẫn duy trì các hoạt động.
Những điệp viên người Ba Lan hoạt động sôi nổi ở nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ nhằm phối hợp với quân Đồng minh có chung mục tiêu đánh bại quân phát xít, giải phóng đất nước.
Trong số này có việc một số điệp viên người Ba Lan nằm vùng ngay trong Bộ chỉ huy tối cao Đức. Họ cũng hợp tác với các cơ quan tình báo nước ngoài như Tình báo mật và điều hành các hoạt động đặc biệt (gọi chung là Cục chiến dịch đặc biệt của Anh, viết tắt là SOE), Cục tình báo chiến lược của Mỹ (OSS)...
Theo các tài liệu được giải mật, trong Thế chiến 2, các điệp viên của Ba Lan đã cung cấp khoảng 80.000 báo cáo gửi cho các cơ quan tình báo Anh với những thông tin quan trọng về Đức quốc xã như các loại vũ khí V (tên lửa hành trình V-1, tên lửa V-2), máy bay, xe tăng, các chiến dịch mật của kẻ thù...
Mạng lưới tình báo của Ba Lan còn thu thập các thông tin quan trọng về việc quân số, điều chuyển binh lực, phá hoại các công trình quan trọng của Đức quốc xã như cầu đường, nhà máy, cơ sở vũ khí...
Thêm nữa, mạng lưới điệp viên của Ba Lan còn thực hiện sơ tán người dân nước này để họ có thể phục vụ trong các lực lượng vũ trang trong cuộc chiến chống phát xít, giải phóng đất nước khỏi sự chiếm đóng của Đức quốc xã.
Nhờ những mạng lưới gián điệp phủ khắp nhiều khu vực, tình báo Ba Lan đã gây ra những thiệt hại nặng cho phát xít Đức khiến quân địch "tức điên", ráo riết truy bắt đối phương.
Dù vậy, phát xít Đức vẫn không thể tiêu diệt được mọi mạng lưới điệp viên của Ba Lan. Họ thực hiện các hoạt động bí mật và có những đóng góp quan trọng trong chiến thắng phát xít của nước nhà cũng như các nước Đồng minh.
Mời độc giả xem video: Học sinh có cần học thêm tiếng Hàn, tiếng Đức?. Nguồn: HGV.