Gia Cát Lượng tự là Khổng Minh, hiệu là Ngọa Long, là một trong những khai quốc công thần của nhà Thục Hán. Ông được biết đến là quân sư thông minh, lỗi lạc, trên thông thiên văn, dưới tường địa lý và có tài tiên tri.Trong tác phẩm "Tam quốc diễn nghĩa", La Quán Trung thường khắc họa hình ảnh Gia Cát Lượng mặc áo Bát Quái, tay cầm quạt lông vũ và ngồi trên "cỗ xe lăn" có người đẩy.Chi tiết này khiến nhiều người tò mò, thậm chí cảm thấy khó hiểu bởi sức khỏe Khổng Minh bình thường, không bị thương tật ở chân. Ông có thể đi lại bình thường nhưng không hiểu vì lý do gì lại ngồi trên "cỗ xe lăn" thay vì cưỡi ngựa uy phong như nhiều người khác.Theo các nhà nghiên cứu, Gia Cát Lượng ngồi "cỗ xe lăn" ẩn chứa huyền cơ sâu xa. Cụ thể, Không Minh không cưỡi ngựa mà ngồi "cỗ xe lăn" có người đẩy là nhằm thể hiện ý chí sẵn sàng vào sinh ra tử cùng với binh sĩ.Nếu cưỡi ngựa thì Gia Cát Lượng có thể chạy thoát thân, bỏ mặc binh sĩ trong trường hợp quân Thục Hán rơi vào tình thế bất lợi, bị kẻ thù truy đuổi.Khổng Minh muốn cùng tiến, cùng lui với binh sĩ nên quyết định ngồi "cỗ xe lăn" khi dẫn binh. Nhờ vậy, tướng sĩ đồng lòng quyết chiến.Thêm nữa, Gia Cát Lượng không xuất thân từ nhà binh nên việc sử dụng "cỗ xe lăn" sẽ có lợi thế hơn khi cưỡi ngựa. Bởi lẽ, khi ngồi trên cỗ xe đặc biệt này, Khổng Minh có thể vừa đi vừa xem bản đồ, phương hướng vừa điều binh khiển tướng một cách kịp thời, chính xác.Một lý do khác khiến Gia Cát Lượng lựa chọn ngồi "cỗ xe lăn" là nhằm thể hiện cấp bậc trong quân đội. Trên chiến trường, binh sĩ cần phân biệt rõ các cấp bậc chỉ huy để phối hợp nhịp nhàng giữa các lực lượng theo sự dẫn dắt của người có quyền lực cao nhất.Gia Cát Lượng là người duy nhất ngồi "cỗ xe lăn" nên tất cả binh sĩ sẽ biết được ông là ai, có địa vị như nào trong quân đội. Từ đó, binh lính sẽ phân biệt được ông với các vị tướng khác của nhà Thục Hán.Cuối cùng, khi ngoài 40 tuổi, sức khỏe của Gia Cát Lượng không còn tốt như lúc trẻ. Việc ngồi trên "cỗ xe lăn" sẽ giúp ông đỡ mệt nhọc, vất vả hơn.Mời độc giả xem video: Phát minh thay đổi thế giới của phương Tây ra đời ở Trung Quốc?. Nguồn: Kienthuc.net.vn.
Gia Cát Lượng tự là Khổng Minh, hiệu là Ngọa Long, là một trong những khai quốc công thần của nhà Thục Hán. Ông được biết đến là quân sư thông minh, lỗi lạc, trên thông thiên văn, dưới tường địa lý và có tài tiên tri.
Trong tác phẩm "Tam quốc diễn nghĩa", La Quán Trung thường khắc họa hình ảnh Gia Cát Lượng mặc áo Bát Quái, tay cầm quạt lông vũ và ngồi trên "cỗ xe lăn" có người đẩy.
Chi tiết này khiến nhiều người tò mò, thậm chí cảm thấy khó hiểu bởi sức khỏe Khổng Minh bình thường, không bị thương tật ở chân. Ông có thể đi lại bình thường nhưng không hiểu vì lý do gì lại ngồi trên "cỗ xe lăn" thay vì cưỡi ngựa uy phong như nhiều người khác.
Theo các nhà nghiên cứu, Gia Cát Lượng ngồi "cỗ xe lăn" ẩn chứa huyền cơ sâu xa. Cụ thể, Không Minh không cưỡi ngựa mà ngồi "cỗ xe lăn" có người đẩy là nhằm thể hiện ý chí sẵn sàng vào sinh ra tử cùng với binh sĩ.
Nếu cưỡi ngựa thì Gia Cát Lượng có thể chạy thoát thân, bỏ mặc binh sĩ trong trường hợp quân Thục Hán rơi vào tình thế bất lợi, bị kẻ thù truy đuổi.
Khổng Minh muốn cùng tiến, cùng lui với binh sĩ nên quyết định ngồi "cỗ xe lăn" khi dẫn binh. Nhờ vậy, tướng sĩ đồng lòng quyết chiến.
Thêm nữa, Gia Cát Lượng không xuất thân từ nhà binh nên việc sử dụng "cỗ xe lăn" sẽ có lợi thế hơn khi cưỡi ngựa. Bởi lẽ, khi ngồi trên cỗ xe đặc biệt này, Khổng Minh có thể vừa đi vừa xem bản đồ, phương hướng vừa điều binh khiển tướng một cách kịp thời, chính xác.
Một lý do khác khiến Gia Cát Lượng lựa chọn ngồi "cỗ xe lăn" là nhằm thể hiện cấp bậc trong quân đội. Trên chiến trường, binh sĩ cần phân biệt rõ các cấp bậc chỉ huy để phối hợp nhịp nhàng giữa các lực lượng theo sự dẫn dắt của người có quyền lực cao nhất.
Gia Cát Lượng là người duy nhất ngồi "cỗ xe lăn" nên tất cả binh sĩ sẽ biết được ông là ai, có địa vị như nào trong quân đội. Từ đó, binh lính sẽ phân biệt được ông với các vị tướng khác của nhà Thục Hán.
Cuối cùng, khi ngoài 40 tuổi, sức khỏe của Gia Cát Lượng không còn tốt như lúc trẻ. Việc ngồi trên "cỗ xe lăn" sẽ giúp ông đỡ mệt nhọc, vất vả hơn.
Mời độc giả xem video: Phát minh thay đổi thế giới của phương Tây ra đời ở Trung Quốc?. Nguồn: Kienthuc.net.vn.