Thành Cát Tư Hãn được biết đến là một chiến binh vĩ đại của đế chế Mông Cổ. Ông dẫn dắt binh sĩ Mông Cổ chinh phục được 31 triệu km2 lãnh thổ rộng lớn ở cả châu Á và châu Âu.Con đường đi đến đỉnh cao thành công của Thành Cát Tư Hãn vô cùng chông gai và nhiều khó khăn, nguy hiểm. Trong đó, quãng thời gian thơ ấu của ông khiến nhiều người bất ngờ. Cụ thể, trước khi sáng lập nên đế chế Mông Cổ và trở thành Đại hãn được hàng triệu người tôn kính, Thành Cát Tư Hãn có tuổi thơ khắc nghiệt khi đối mặt với nhiều biến cố lớn trong đời.Chào đời bên bờ sông Onon vào khoảng năm 1162, Thành Cát Tư Hãn được cha mẹ đặt cho cái tên Thiết Mộc Chân (Temujin), có nghĩa là “sắt thép” hoặc “thợ rèn”. Phải đến năm 1206, Thiết Mộc Chân mới bắt đầu sử dụng tên gọi Thành Cát Tư Hãn.Trong đó, thuật ngữ Hãn (Khan) là danh hiệu truyền thống dùng để chỉ “thủ lĩnh” hoặc “người thống trị”. Trong khi đó, cái tên “Thành Cát Tư” (Genghis) thì các sử gia vẫn chưa rõ nguồn gốc và tìm hiểu được nó có ý nghĩa gì.Theo Nguyên sử (thời Chu Nguyên Chương) và Mông Cổ bí sử (Sách chữ Mông Cổ lâu đời nhất còn tồn tại), cha của Thành Cát Tư Hãn là Dã Tốc Cai và mẹ là Ha Nguyệt Luân. Thiết Mộc Chân có 3 em trai gồm: Cáp Tát Nhi, Hợp Xích Ôn, Thiết Mộc Cách và 1 em gái tên Thiết Mộc Lôn. Ngoài ra, ông còn có 2 anh em cùng cha khác mẹ là Biệt Khắc Thiếp Nhi và Biệt Lặc Cổ Đài.Do lớn lên trong gia đình có đông anh em nên Thiết Mộc Chân phải đi kiếm thức ăn từ nhỏ bằng công việc đánh bắt cá, tìm kiếm các loại rau củ trên thảo nguyên rộng lớn... Một số sử liệu đề cập đến việc Thiết Mộc Chân có lẽ đã giết một người anh em cùng cha khác mẹ lúc nhỏ vì tranh giành miếng ăn.Khi lên 9 tuổi, Thiết Mộc Chân được cha gửi đến nhà của Bột Nhi Thiếp - vợ tương lai của thủ lĩnh đế chế Mông Cổ. Trên đường trở về nhà, Dã Tốc Cai bị bộ lạc láng giềng Tháp Tháp Nhi đầu độc dẫn đến tử vong.Trước cái chết của cha, Thiết Mộc Chân vô cùng tức giận và muốn báo thù nhưng do tuổi còn nhỏ, chưa đủ sức mạnh nên ông chỉ có thể nén đau thương và nỗ lực trở thành người mạnh hơn.Thiết Mộc Chân kế thừa chức vị thủ lĩnh của cha và trở thành trụ cột trong gia đình. Trong vài năm tiếp theo, gia đình ông tiếp tục lối sống du mục.Một biến cố lớn xảy đến với Thiết Mộc Chân khi ông và vợ bị các bộ tộc đối thủ bắt cóc. Theo đó, ông sống như nô lệ suốt một thời gian dài trước khi trốn thoát ở độ tuổi ngoài 20.Kể từ đó, Thiết Mộc Chân từng bước chứng tỏ là một chiến binh, thủ lĩnh xuất chúng của người Mông Cổ. Ông cũng trả thù cho cha và những kẻ đã khiến ông có khoảng thời gian "đen tối".Mời độc giả xem video: Mông Cổ kỷ niệm ngày sinh lần thứ 855 của Thành Cát Tư Hãn. Nguồn: VOVTV | Giải trí.
Thành Cát Tư Hãn được biết đến là một chiến binh vĩ đại của đế chế Mông Cổ. Ông dẫn dắt binh sĩ Mông Cổ chinh phục được 31 triệu km2 lãnh thổ rộng lớn ở cả châu Á và châu Âu.
Con đường đi đến đỉnh cao thành công của Thành Cát Tư Hãn vô cùng chông gai và nhiều khó khăn, nguy hiểm. Trong đó, quãng thời gian thơ ấu của ông khiến nhiều người bất ngờ. Cụ thể, trước khi sáng lập nên đế chế Mông Cổ và trở thành Đại hãn được hàng triệu người tôn kính, Thành Cát Tư Hãn có tuổi thơ khắc nghiệt khi đối mặt với nhiều biến cố lớn trong đời.
Chào đời bên bờ sông Onon vào khoảng năm 1162, Thành Cát Tư Hãn được cha mẹ đặt cho cái tên Thiết Mộc Chân (Temujin), có nghĩa là “sắt thép” hoặc “thợ rèn”. Phải đến năm 1206, Thiết Mộc Chân mới bắt đầu sử dụng tên gọi Thành Cát Tư Hãn.
Trong đó, thuật ngữ Hãn (Khan) là danh hiệu truyền thống dùng để chỉ “thủ lĩnh” hoặc “người thống trị”. Trong khi đó, cái tên “Thành Cát Tư” (Genghis) thì các sử gia vẫn chưa rõ nguồn gốc và tìm hiểu được nó có ý nghĩa gì.
Theo Nguyên sử (thời Chu Nguyên Chương) và Mông Cổ bí sử (Sách chữ Mông Cổ lâu đời nhất còn tồn tại), cha của Thành Cát Tư Hãn là Dã Tốc Cai và mẹ là Ha Nguyệt Luân. Thiết Mộc Chân có 3 em trai gồm: Cáp Tát Nhi, Hợp Xích Ôn, Thiết Mộc Cách và 1 em gái tên Thiết Mộc Lôn. Ngoài ra, ông còn có 2 anh em cùng cha khác mẹ là Biệt Khắc Thiếp Nhi và Biệt Lặc Cổ Đài.
Do lớn lên trong gia đình có đông anh em nên Thiết Mộc Chân phải đi kiếm thức ăn từ nhỏ bằng công việc đánh bắt cá, tìm kiếm các loại rau củ trên thảo nguyên rộng lớn... Một số sử liệu đề cập đến việc Thiết Mộc Chân có lẽ đã giết một người anh em cùng cha khác mẹ lúc nhỏ vì tranh giành miếng ăn.
Khi lên 9 tuổi, Thiết Mộc Chân được cha gửi đến nhà của Bột Nhi Thiếp - vợ tương lai của thủ lĩnh đế chế Mông Cổ. Trên đường trở về nhà, Dã Tốc Cai bị bộ lạc láng giềng Tháp Tháp Nhi đầu độc dẫn đến tử vong.
Trước cái chết của cha, Thiết Mộc Chân vô cùng tức giận và muốn báo thù nhưng do tuổi còn nhỏ, chưa đủ sức mạnh nên ông chỉ có thể nén đau thương và nỗ lực trở thành người mạnh hơn.
Thiết Mộc Chân kế thừa chức vị thủ lĩnh của cha và trở thành trụ cột trong gia đình. Trong vài năm tiếp theo, gia đình ông tiếp tục lối sống du mục.
Một biến cố lớn xảy đến với Thiết Mộc Chân khi ông và vợ bị các bộ tộc đối thủ bắt cóc. Theo đó, ông sống như nô lệ suốt một thời gian dài trước khi trốn thoát ở độ tuổi ngoài 20.
Kể từ đó, Thiết Mộc Chân từng bước chứng tỏ là một chiến binh, thủ lĩnh xuất chúng của người Mông Cổ. Ông cũng trả thù cho cha và những kẻ đã khiến ông có khoảng thời gian "đen tối".
Mời độc giả xem video: Mông Cổ kỷ niệm ngày sinh lần thứ 855 của Thành Cát Tư Hãn. Nguồn: VOVTV | Giải trí.