Thành Cát Tư Hãn là một trong những nhà chinh phục nổi tiếng nhất thế giới. Sau khi qua đời năm 1227, con trai Thành Cát Tư Hãn là Oa Khoát Đài trở thành Đại Hãn tiếp theo của đế chế Mông Cổ.Trong thời gian trị vì Mông Cổ, Oa Khoát Đài đạt được nhiều thành tựu. Trong số này, vị thủ lĩnh Mông Cổ gây chú ý với dấu ấn lớn tại kinh đô Karakorum.Theo các ghi chép, Karakorum được hình thành vào khoảng năm 1220. Khi ấy, Thành Cát Tư Hãn dựng lều trại ở nơi thung lũng sông Orkhon tiếp giáp với vùng đồng cỏ bằng phẳng.Sau khi Thành Cát Tư Hãn qua đời, Oa Khoát Đài chọn Karakorum làm kinh đô của đế chế Mông Cổ. Tại nơi này, con trai Thành Cát Tư Hãn cho người xây dựng cung điện tráng lệ cũng như nhiều công trình khác.Do đó, Karakorum dần trở thành trung tâm kinh tế, chính trị, thương mại, văn hóa của cả nước. Nhiều sứ thần thương nhân, thợ thủ công... đổ về kinh đô để thiết lập mạng lưới thương mại, giao lưu văn hóa...Tàn tích của kinh đô Karakorum có từ thế kỷ 13 được các chuyên gia tìm thấy ở trung tâm Mông Cổ ngày nay vào năm 1889. Mới đây, các chuyên gia lần đầu tiên sử dụng phương pháp địa vật lý tiên tiến để lập bản đồ chi tiết của Karakorum, giúp mở rộng hiểu biết về kinh đô Karakorum nổi tiếng một thời của đế chế Mông Cổ.Nhờ bản đồ này, các chuyên gia xác định được vị trí của những tòa nhà gạch lớn và các con đường lớn tại Karakorum. Thêm nữa, nhóm nghiên cứu có thể xác định nơi ở của tầng lớp thượng lưu bên trong kinh đô Karakorum. Không những vậy, diện tích kinh đô của đế quốc Mông Cổ trải rộng hơn nhiều trong thung lũng sông Orkhon so với suy nghĩ trước đây.Các chuyên gia cũng tìm được các sử liệu cho thấy người Mông Cổ bắt những người thợ tay nghề giỏi nhất ở Trung Á và đưa đến địa điểm xây dựng kinh đô.Điều này xuất phát từ việc người Mông Cổ là dân du mục, giỏi cưỡi ngựa, bắn cung và chiến đấu. Theo đó, họ không giỏi trong việc xây dựng các công trình lớn trong kinh đô như cung điện.Sau khi Oa Khoát Đài chết, những Đại Hãn tiếp theo của Mông Cổ tiếp tục xây thêm những công trình mới ở Karakorum. Tuy nhiên, đến thế kỷ 15, kinh đô Karakorum bị bỏ hoang. Về sau, nơi này dần biến mất khỏi lịch sử trước khi được tìm thấy. Mời độc giả xem video: Mông Cổ kỷ niệm ngày sinh lần thứ 855 của Thành Cát Tư Hãn. Nguồn: VOVTV | Giải trí.
Thành Cát Tư Hãn là một trong những nhà chinh phục nổi tiếng nhất thế giới. Sau khi qua đời năm 1227, con trai Thành Cát Tư Hãn là Oa Khoát Đài trở thành Đại Hãn tiếp theo của đế chế Mông Cổ.
Trong thời gian trị vì Mông Cổ, Oa Khoát Đài đạt được nhiều thành tựu. Trong số này, vị thủ lĩnh Mông Cổ gây chú ý với dấu ấn lớn tại kinh đô Karakorum.
Theo các ghi chép, Karakorum được hình thành vào khoảng năm 1220. Khi ấy, Thành Cát Tư Hãn dựng lều trại ở nơi thung lũng sông Orkhon tiếp giáp với vùng đồng cỏ bằng phẳng.
Sau khi Thành Cát Tư Hãn qua đời, Oa Khoát Đài chọn Karakorum làm kinh đô của đế chế Mông Cổ. Tại nơi này, con trai Thành Cát Tư Hãn cho người xây dựng cung điện tráng lệ cũng như nhiều công trình khác.
Do đó, Karakorum dần trở thành trung tâm kinh tế, chính trị, thương mại, văn hóa của cả nước. Nhiều sứ thần thương nhân, thợ thủ công... đổ về kinh đô để thiết lập mạng lưới thương mại, giao lưu văn hóa...
Tàn tích của kinh đô Karakorum có từ thế kỷ 13 được các chuyên gia tìm thấy ở trung tâm Mông Cổ ngày nay vào năm 1889. Mới đây, các chuyên gia lần đầu tiên sử dụng phương pháp địa vật lý tiên tiến để lập bản đồ chi tiết của Karakorum, giúp mở rộng hiểu biết về kinh đô Karakorum nổi tiếng một thời của đế chế Mông Cổ.
Nhờ bản đồ này, các chuyên gia xác định được vị trí của những tòa nhà gạch lớn và các con đường lớn tại Karakorum. Thêm nữa, nhóm nghiên cứu có thể xác định nơi ở của tầng lớp thượng lưu bên trong kinh đô Karakorum. Không những vậy, diện tích kinh đô của đế quốc Mông Cổ trải rộng hơn nhiều trong thung lũng sông Orkhon so với suy nghĩ trước đây.
Các chuyên gia cũng tìm được các sử liệu cho thấy người Mông Cổ bắt những người thợ tay nghề giỏi nhất ở Trung Á và đưa đến địa điểm xây dựng kinh đô.
Điều này xuất phát từ việc người Mông Cổ là dân du mục, giỏi cưỡi ngựa, bắn cung và chiến đấu. Theo đó, họ không giỏi trong việc xây dựng các công trình lớn trong kinh đô như cung điện.
Sau khi Oa Khoát Đài chết, những Đại Hãn tiếp theo của Mông Cổ tiếp tục xây thêm những công trình mới ở Karakorum. Tuy nhiên, đến thế kỷ 15, kinh đô Karakorum bị bỏ hoang. Về sau, nơi này dần biến mất khỏi lịch sử trước khi được tìm thấy.
Mời độc giả xem video: Mông Cổ kỷ niệm ngày sinh lần thứ 855 của Thành Cát Tư Hãn. Nguồn: VOVTV | Giải trí.