Nằm ở đảo Pharos tại Alexandria, Ai Cập, hải đăng Alexander là một trong số 7 kỳ quan của thế giới cổ đại.Ngọn hải đăng này được vua Ptolemy Soter khởi dựng vào năm 290 trước CN, do kiến trúc sư Sotratus thiết kế xây dựng tại vị trí của một ngôi làng cổ Rhakotis theo ý nguyện của Alexander đại đế để bất tử hoá tên ông.Công trình được hoàn thành trong thời kỳ trị vì của vua Ptolemy Philadelphus và không bao lâu sau, Alexandria trở thành trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế và tri thức của Ai Cập.Theo các sử liệu, ngọn hải đăng được xây dựng từ những khối đá lớn sáng màu. Tháp có ba tầng: phần thấp hình vuông với một lõi trung tâm, phần giữa hình bát giác, và đỉnh hình tròn.Chiều cao của hải đăng Alexandria đạt tới gần 120 mét, tương đương với một ngôi nhà cao bốn mươi tầng thời hiện đại. Điều này khiến nó là công trình có người cư trú cao nhất của thế giới cổ đại.Đỉnh của hải đăng có đặt một tấm gương phản chiếu ánh mặt trời vào ban ngày; hay một ngọn lửa vào ban đêm. Tương truyền, chiếc gương có độ phản chiếu xa tới 50km ở ngoài khơi.Trong 7 kỳ quan cổ đại, ngọn hải đăng Alexandria không chỉ mang giá trị nghệ thuật mà còn có giá trị sử dụng hữu ích. Ðối với người thủy thủ ngọn hải đăng này tượng trưng cho sự bình yên khi họ ra khơi.Kiến trúc của ngọn hải đăng được xem là một kiểu mẫu để tạo dựng nhiều ngọn hải đăng khác dọc theo vùng Ðịa Trung Hải. Ngoài ra, thiết kế các tháp thánh đường Hồi giáo trong nhiều thế kỷ cũng học theo kiểu thiết kế hải đăng Alexandria.Khi nhà du hành Hồi giáo Ibn Jubayr tới thăm thành phố năm 1183. Ông đã nói về ngọn hải đăng rằng: "Mọi lời miêu tả đều không thể hết, mắt nhìn không thể hiểu, và từ ngữ là không đủ, cảnh tượng thật hùng vĩ”.Tuy vậy, như phần lớn các kỳ quan khác của thế giới cổ đại, hải đăng Alexandria không tồn tại được đến hôm nay.Năm 956 SCN, một trận động đất gây thiệt hại nhẹ cho ngọn hải đăng. Hai trận động đất mạnh sau đó (1303 và 1323) đã khiến công trình kỳ vĩ này sụp đổ.Đến cuối thế kỷ 15, trên nền ngọn hải đăng, một pháo đài được vị vua Hồi giáo tại Ai Cập lúc đó là Qaitbey xây dựng, được gọi là pháo đài Qaitbey.Cho đến ngày nay, những phiến đá của hải đăng được sử dụng lại trong các bức tường pháo đài có thể được thấy rõ nhờ kích thước to lớn của chúng so với những phần nề xung quanh.Mời quý độc giả xem clip: Sự thật bất ngờ về kim tự tháp Ai Câp.
Nằm ở đảo Pharos tại Alexandria, Ai Cập, hải đăng Alexander là một trong số 7 kỳ quan của thế giới cổ đại.
Ngọn hải đăng này được vua Ptolemy Soter khởi dựng vào năm 290 trước CN, do kiến trúc sư Sotratus thiết kế xây dựng tại vị trí của một ngôi làng cổ Rhakotis theo ý nguyện của Alexander đại đế để bất tử hoá tên ông.
Công trình được hoàn thành trong thời kỳ trị vì của vua Ptolemy Philadelphus và không bao lâu sau, Alexandria trở thành trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế và tri thức của Ai Cập.
Theo các sử liệu, ngọn hải đăng được xây dựng từ những khối đá lớn sáng màu. Tháp có ba tầng: phần thấp hình vuông với một lõi trung tâm, phần giữa hình bát giác, và đỉnh hình tròn.
Chiều cao của hải đăng Alexandria đạt tới gần 120 mét, tương đương với một ngôi nhà cao bốn mươi tầng thời hiện đại. Điều này khiến nó là công trình có người cư trú cao nhất của thế giới cổ đại.
Đỉnh của hải đăng có đặt một tấm gương phản chiếu ánh mặt trời vào ban ngày; hay một ngọn lửa vào ban đêm. Tương truyền, chiếc gương có độ phản chiếu xa tới 50km ở ngoài khơi.
Trong 7 kỳ quan cổ đại, ngọn hải đăng Alexandria không chỉ mang giá trị nghệ thuật mà còn có giá trị sử dụng hữu ích. Ðối với người thủy thủ ngọn hải đăng này tượng trưng cho sự bình yên khi họ ra khơi.
Kiến trúc của ngọn hải đăng được xem là một kiểu mẫu để tạo dựng nhiều ngọn hải đăng khác dọc theo vùng Ðịa Trung Hải. Ngoài ra, thiết kế các tháp thánh đường Hồi giáo trong nhiều thế kỷ cũng học theo kiểu thiết kế hải đăng Alexandria.
Khi nhà du hành Hồi giáo Ibn Jubayr tới thăm thành phố năm 1183. Ông đã nói về ngọn hải đăng rằng: "Mọi lời miêu tả đều không thể hết, mắt nhìn không thể hiểu, và từ ngữ là không đủ, cảnh tượng thật hùng vĩ”.
Tuy vậy, như phần lớn các kỳ quan khác của thế giới cổ đại, hải đăng Alexandria không tồn tại được đến hôm nay.
Năm 956 SCN, một trận động đất gây thiệt hại nhẹ cho ngọn hải đăng. Hai trận động đất mạnh sau đó (1303 và 1323) đã khiến công trình kỳ vĩ này sụp đổ.
Đến cuối thế kỷ 15, trên nền ngọn hải đăng, một pháo đài được vị vua Hồi giáo tại Ai Cập lúc đó là Qaitbey xây dựng, được gọi là pháo đài Qaitbey.
Cho đến ngày nay, những phiến đá của hải đăng được sử dụng lại trong các bức tường pháo đài có thể được thấy rõ nhờ kích thước to lớn của chúng so với những phần nề xung quanh.
Mời quý độc giả xem clip: Sự thật bất ngờ về kim tự tháp Ai Câp.