Bắt nguồn từ dãy Trường Sơn, chảy ra Biển Đông qua cửa Nhật Lệ ở TP Đồng Hới, sông Nhật Lệ vừa là thắng cảnh nổi tiếng, vừa là nơi ghi dấu những trang sử hào hùng của tỉnh Quảng Bình. Dòng sông này gắn liền với tên tuổi Mẹ Suốt, người phụ nữ đã trở thành huyền thoại trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Mẹ Suốt sinh năm 1906 tại Bảo Ninh, tỉnh Quảng Bình, có tên khai sinh là Nguyễn Thị Suốt. Trong những năm Mỹ đánh phá Quảng Bình ác liệt, Mẹ cầm chắc tay chèo chở bộ đội sang sông, vận chuyển đạn từ bờ ra tàu chiến của ta chi viện cho chiến trường miền Nam.Những chuyến đò của Mẹ Suốt cũng là đường dây thông tin liên lạc giữa thị xã Đồng Hới với xã đảo Bảo Ninh. Dưới làn mưa bom bão đạn của kẻ thù, Mẹ cùng con đò ngang thô sơ đã đưa đón hàng vạn lượt cán bộ, bộ đội, nhân dân qua lại đôi bờ Nhật Lệ.Ước tính mỗi năm Mẹ Suốt thực hiện khoảng 1.500 chuyến đò. Hình ảnh một người phụ nữ 60 tuổi bất chấp hiểm nguy, đóng góp sức lực của mình cho cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc đã trở thành biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng.Để ghi nhận công lao to lớn của Mẹ Suốt với sự nghiệp đấu tranh thống nhất đất nước, vào năm 1967, Nhà nước đã phong tặng Mẹ danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.Vào ngày 13/10/1968, Mẹ đã hi sinh trong một trận càn quét ác liệt của máy bay Mỹ. Cũng từ thời khắc đau thương đó, tên tuổi Mẹ Suốt đã trở thành bất tử trong trái tim hàng triệu người dân nước Việt.Là một trong những tấm gương tiêu biểu nhất về đức hi sinh của người phụ nữ Việt Nam, Mẹ Suốt đã trở thành nguồn cảm hứng cho rất nhiều tác phẩm văn thơ làm rung động lòng người thời kỳ kháng chiến.Trong bài thơ “Mẹ Suốt”, nhà thơ Tố Hữu đã viết những vần thơ đầy xúc động: “…Gan chi, gan rứa, mẹ nờ?/ Mẹ rằng: Cứu nước, mình chờ chi ai?/ Chẳng bằng con gái, con trai/ Sáu mươi còn một chút tài đò đưa / Tàu bay hắn bắn sớm trưa/ Thì tui cứ việc nắng mưa đưa đò…”.Vào năm 2003, cách bến đò lịch sử 50 mét, tượng đài mẹ Suốt được dựng lên thật trang trọng để bày tỏ lòng tri ân của nhân dân Quảng Bình, đồng thời giáo dục lòng yêu nước cho các thế hệ mai sau.Mời quý độc giả xem video: Tiến về Sài Gòn | VTV24.
Bắt nguồn từ dãy Trường Sơn, chảy ra Biển Đông qua cửa Nhật Lệ ở TP Đồng Hới, sông Nhật Lệ vừa là thắng cảnh nổi tiếng, vừa là nơi ghi dấu những trang sử hào hùng của tỉnh Quảng Bình. Dòng sông này gắn liền với tên tuổi Mẹ Suốt, người phụ nữ đã trở thành huyền thoại trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Mẹ Suốt sinh năm 1906 tại Bảo Ninh, tỉnh Quảng Bình, có tên khai sinh là Nguyễn Thị Suốt. Trong những năm Mỹ đánh phá Quảng Bình ác liệt, Mẹ cầm chắc tay chèo chở bộ đội sang sông, vận chuyển đạn từ bờ ra tàu chiến của ta chi viện cho chiến trường miền Nam.
Những chuyến đò của Mẹ Suốt cũng là đường dây thông tin liên lạc giữa thị xã Đồng Hới với xã đảo Bảo Ninh. Dưới làn mưa bom bão đạn của kẻ thù, Mẹ cùng con đò ngang thô sơ đã đưa đón hàng vạn lượt cán bộ, bộ đội, nhân dân qua lại đôi bờ Nhật Lệ.
Ước tính mỗi năm Mẹ Suốt thực hiện khoảng 1.500 chuyến đò. Hình ảnh một người phụ nữ 60 tuổi bất chấp hiểm nguy, đóng góp sức lực của mình cho cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc đã trở thành biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
Để ghi nhận công lao to lớn của Mẹ Suốt với sự nghiệp đấu tranh thống nhất đất nước, vào năm 1967, Nhà nước đã phong tặng Mẹ danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Vào ngày 13/10/1968, Mẹ đã hi sinh trong một trận càn quét ác liệt của máy bay Mỹ. Cũng từ thời khắc đau thương đó, tên tuổi Mẹ Suốt đã trở thành bất tử trong trái tim hàng triệu người dân nước Việt.
Là một trong những tấm gương tiêu biểu nhất về đức hi sinh của người phụ nữ Việt Nam, Mẹ Suốt đã trở thành nguồn cảm hứng cho rất nhiều tác phẩm văn thơ làm rung động lòng người thời kỳ kháng chiến.
Trong bài thơ “Mẹ Suốt”, nhà thơ Tố Hữu đã viết những vần thơ đầy xúc động: “…Gan chi, gan rứa, mẹ nờ?/ Mẹ rằng: Cứu nước, mình chờ chi ai?/ Chẳng bằng con gái, con trai/ Sáu mươi còn một chút tài đò đưa / Tàu bay hắn bắn sớm trưa/ Thì tui cứ việc nắng mưa đưa đò…”.
Vào năm 2003, cách bến đò lịch sử 50 mét, tượng đài mẹ Suốt được dựng lên thật trang trọng để bày tỏ lòng tri ân của nhân dân Quảng Bình, đồng thời giáo dục lòng yêu nước cho các thế hệ mai sau.
Mời quý độc giả xem video: Tiến về Sài Gòn | VTV24.