Tháng 1/2016, dư luận cả nước rúng động trước tin "cụ" Rùa cuối cùng của hồ Gươm đã chết. Sau hơn 3 năm chuẩn bị "hậu sự", vào tháng 3/2019, tiêu bản của cá thể rùa này đã được yên vị trong đền Ngọc Sơn.Tiêu bản "cụ" Rùa được đặt trong lồng kính ở vị trí trang trọng bên gian trái của đền thờ Ngọc Sơn đã thu hút sự chú ý của đông đảo du khách ghé thăm đền.Được các chuyên gia Đức xử lý theo phương pháp nhựa hóa - phương pháp bảo quản mẫu vật tiên tiến nhất thế giới hiện nay - "cụ" Rùa vẫn giữ được dáng vẻ tự nhiên giống như thời còn đang sống.Theo đo đạc, "cụ" dài 2,08 m, ngang 1,08 m, nặng 169 kg. Tuổi cụ chưa xác định được chính xác, nhưng theo phỏng đoán cũng phải trên dưới một thế kỷ.Toàn cảnh tiêu bản rùa hồ Gươm nhìn từ mặt hông.Mai rùa có dáng bẹt như cái nong, nét đặc trưng của các loài rùa mai mềm.Mai rùa nhìn từ phía sau.Cận cảnh đầu rùa với đốm trắng nhận dạng quen thuộc.Đầu rùa khi nhìn ngang.Mắt rùa rất "có hồn".Cổ rùa có những nếp gấp sâu.Lớp da sần sùi, nhăn nheo ở nơi tiếp giáp giữa cổ và mai.Chân rùa có những chiếc móng dài, nhọn hoắt.Đuôi rùa dài 35 cm.Mai rùa có nhiều vết sẹo.Bộ phận sinh sản của "cụ" Rùa. Theo các chuyên gia, "cụ" là giống cái.Mặt sau của bộ phận sinh sản.Vào chiều 19/1/2016, "cụ" Rùa Hồ Gươm nổi bất động trên mặt nước cách bờ khoảng 1 mét bên phía đường Lê Thái Tổ (đoạn đối diện với số nhà 34). "Cụ" được xác định là đã chết.Sau đó, xác "cụ" đã được cơ quan chức năng đưa về Bảo tàng Thiên nhiên (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) để xử lý kỹ thuật, nghiên cứu và bảo quản lâu dài.Các chuyên gia quyết định xử lý xác "cụ" Rùa bằng phương pháp nhựa hóa. Phương pháp này không những giúp giữ được nguyên vẹn mẫu vật mà còn giữ được cả xương.Các chuyên gia cho biết, trong quá trình chế tác, nước và mỡ hòa tan trong tế bào sẽ được hút hết để thay vào đó một loại nhựa đặc biệt thẩm thấu qua các tế bào giúp giữ được nguyên hình dáng cấu trúc.Phương pháp hiện đại này giúp mẫu vật có diện mạo chân thực nhất so với mẫu sống và có độ bền rất cao.Cạnh lồng kính của "cụ" Rùa chết năm 2016 là lồng kính của "cụ" Rùa chết năm 1967. "Cụ" Rùa này khi mới chết có cân nặng 250 kg, chiều dài 2,1 mét, rộng 1,2 mét.Cận cảnh "cụ" Rùa năm 1967.Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Tháng 1/2016, dư luận cả nước rúng động trước tin "cụ" Rùa cuối cùng của hồ Gươm đã chết. Sau hơn 3 năm chuẩn bị "hậu sự", vào tháng 3/2019, tiêu bản của cá thể rùa này đã được yên vị trong đền Ngọc Sơn.
Tiêu bản "cụ" Rùa được đặt trong lồng kính ở vị trí trang trọng bên gian trái của đền thờ Ngọc Sơn đã thu hút sự chú ý của đông đảo du khách ghé thăm đền.
Được các chuyên gia Đức xử lý theo phương pháp nhựa hóa - phương pháp bảo quản mẫu vật tiên tiến nhất thế giới hiện nay - "cụ" Rùa vẫn giữ được dáng vẻ tự nhiên giống như thời còn đang sống.
Theo đo đạc, "cụ" dài 2,08 m, ngang 1,08 m, nặng 169 kg. Tuổi cụ chưa xác định được chính xác, nhưng theo phỏng đoán cũng phải trên dưới một thế kỷ.
Toàn cảnh tiêu bản rùa hồ Gươm nhìn từ mặt hông.
Mai rùa có dáng bẹt như cái nong, nét đặc trưng của các loài rùa mai mềm.
Mai rùa nhìn từ phía sau.
Cận cảnh đầu rùa với đốm trắng nhận dạng quen thuộc.
Đầu rùa khi nhìn ngang.
Mắt rùa rất "có hồn".
Cổ rùa có những nếp gấp sâu.
Lớp da sần sùi, nhăn nheo ở nơi tiếp giáp giữa cổ và mai.
Chân rùa có những chiếc móng dài, nhọn hoắt.
Đuôi rùa dài 35 cm.
Mai rùa có nhiều vết sẹo.
Bộ phận sinh sản của "cụ" Rùa. Theo các chuyên gia, "cụ" là giống cái.
Mặt sau của bộ phận sinh sản.
Vào chiều 19/1/2016, "cụ" Rùa Hồ Gươm nổi bất động trên mặt nước cách bờ khoảng 1 mét bên phía đường Lê Thái Tổ (đoạn đối diện với số nhà 34). "Cụ" được xác định là đã chết.
Sau đó, xác "cụ" đã được cơ quan chức năng đưa về Bảo tàng Thiên nhiên (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) để xử lý kỹ thuật, nghiên cứu và bảo quản lâu dài.
Các chuyên gia quyết định xử lý xác "cụ" Rùa bằng phương pháp nhựa hóa. Phương pháp này không những giúp giữ được nguyên vẹn mẫu vật mà còn giữ được cả xương.
Các chuyên gia cho biết, trong quá trình chế tác, nước và mỡ hòa tan trong tế bào sẽ được hút hết để thay vào đó một loại nhựa đặc biệt thẩm thấu qua các tế bào giúp giữ được nguyên hình dáng cấu trúc.
Phương pháp hiện đại này giúp mẫu vật có diện mạo chân thực nhất so với mẫu sống và có độ bền rất cao.
Cạnh lồng kính của "cụ" Rùa chết năm 2016 là lồng kính của "cụ" Rùa chết năm 1967. "Cụ" Rùa này khi mới chết có cân nặng 250 kg, chiều dài 2,1 mét, rộng 1,2 mét.
Cận cảnh "cụ" Rùa năm 1967.
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.