Nằm cách Kinh thành Huế 10 km về phía Nam, lăng vua Khải Định được coi là công trình kiến trúc độc đáo bậc nhất Cố đô Huế. Nằm ở vị trí cao nhất của lăng là cung Thiên Định, nơi đặt mộ phần của nhà vua.Cung Thiên Định được xây dựng công phu, gồm 5 gian. Hai gian ngoài cùng là Tả, Hữu Trực phòng dành cho lính hộ lăng. Ba gian giữa có phần phía trước là điện Khải Thành nơi để án thờ và chân dung vua Khải Định.Sau điện Khải Thành là chính tẩm, nơi đặt mộ vua.Mộ phần của vua Khải Định được xây ba tầng hình chữ nhật thu nhỏ dần về phía trên. Ở bốn góc của mỗi tầng có một đoạn tường bao hình chữ L.Bề mặt mộ phần được trang trí rất lộng lẫy bằng sành sứ và thủy tinh màu theo các mô-típ nghệ thuật cung đình Huế.Tầng trên cùng mộ phần đặt pho tượng đồng thể hiện hình ảnh vua Khải Định ngồi trên ngai vàng. Tượng được đúc tại Pháp năm 1920, do hai nghệ nhân Pháp là P. Ducing và F. Barbedienne thực hiện theo yêu cầu của vua.Sau mộ phần là hình tượng mặt trời với những vầng hào quang tỏa ra xung quanh.Phía trên mộ phần có một bửu tán làm bằng bê tông cốt thép nặng gần 1 tấn. Những đường lượn mềm mại, thanh thoát đem lại cảm giác chiếc bửu tán được làm bằng nhung lụa nhẹ nhàng.Trần khu chính tẩm vẽ hình rồng vờn mây - biểu trưng cho vị thế của Thiên Tử - rất sinh động.Tương tự mộ phần, tường, các trụ cột và vòm cửa của chính tẩm cũng được trang trí bằng sành sứ và thủy tinh màu.Cũng như các công trình khác trong lăng vua Khải Định, mộ phần của vị vua thứ 12 nhà Nguyễn thể hiện rất rõ một nét tính cách của ông là ưa thích những gì rực rỡ, hào nhoáng và xa hoa.Dù vậy, sự bài trí tinh tế của các nghệ nhân cung đình nhà Nguyễn vẫn đem lại sự nghiêm cẩn cần thiết của một nơi an nghỉ dành cho bậc đế vương...Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt nam quê hương tôi.
Nằm cách Kinh thành Huế 10 km về phía Nam, lăng vua Khải Định được coi là công trình kiến trúc độc đáo bậc nhất Cố đô Huế. Nằm ở vị trí cao nhất của lăng là cung Thiên Định, nơi đặt mộ phần của nhà vua.
Cung Thiên Định được xây dựng công phu, gồm 5 gian. Hai gian ngoài cùng là Tả, Hữu Trực phòng dành cho lính hộ lăng. Ba gian giữa có phần phía trước là điện Khải Thành nơi để án thờ và chân dung vua Khải Định.
Sau điện Khải Thành là chính tẩm, nơi đặt mộ vua.
Mộ phần của vua Khải Định được xây ba tầng hình chữ nhật thu nhỏ dần về phía trên. Ở bốn góc của mỗi tầng có một đoạn tường bao hình chữ L.
Bề mặt mộ phần được trang trí rất lộng lẫy bằng sành sứ và thủy tinh màu theo các mô-típ nghệ thuật cung đình Huế.
Tầng trên cùng mộ phần đặt pho tượng đồng thể hiện hình ảnh vua Khải Định ngồi trên ngai vàng. Tượng được đúc tại Pháp năm 1920, do hai nghệ nhân Pháp là P. Ducing và F. Barbedienne thực hiện theo yêu cầu của vua.
Sau mộ phần là hình tượng mặt trời với những vầng hào quang tỏa ra xung quanh.
Phía trên mộ phần có một bửu tán làm bằng bê tông cốt thép nặng gần 1 tấn. Những đường lượn mềm mại, thanh thoát đem lại cảm giác chiếc bửu tán được làm bằng nhung lụa nhẹ nhàng.
Trần khu chính tẩm vẽ hình rồng vờn mây - biểu trưng cho vị thế của Thiên Tử - rất sinh động.
Tương tự mộ phần, tường, các trụ cột và vòm cửa của chính tẩm cũng được trang trí bằng sành sứ và thủy tinh màu.
Cũng như các công trình khác trong lăng vua Khải Định, mộ phần của vị vua thứ 12 nhà Nguyễn thể hiện rất rõ một nét tính cách của ông là ưa thích những gì rực rỡ, hào nhoáng và xa hoa.
Dù vậy, sự bài trí tinh tế của các nghệ nhân cung đình nhà Nguyễn vẫn đem lại sự nghiêm cẩn cần thiết của một nơi an nghỉ dành cho bậc đế vương...
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt nam quê hương tôi.