Một bát đựng tiền thời Bắc thuộc, niên đại thế kỷ 1-3, hiện vật của Bảo tàng Lịch sử TP HCM. Từ sau thất bại của An Dương Vương trong cuộc khởi nghĩa chống Triệu Đà (179 TCN), nước ta bước vào giai đoạn Bắc thuộc kéo dài hơn 1.000 năm.Liễn đồng thời Bắc thuộc, thế kỷ 1-3. Theo các nhà sử học, thời Bắc thuộc là một chặng đường lịch sử đầy thử thách, đồng thời cũng là giai đoạn chứng tỏ sức sống mãnh liệt của nền văn hóa bản Việt.Bình đồng, thế kỷ 1-3. Song song với những cuộc nổi dậy liên tiếp để chống lại ách áp bức của phong kiến phương Bắc, người Việt cũng đấu tranh để bảo tồn văn hóa dân tộc và tiếp thu có chọn lọc văn hóa du nhập từ bên ngoài, qua đó làm giàu cho nền văn hóa của chính mình.Chân đèn đồng, thế kỷ 3. Nhiều di vật tìm thấy trong các ngôi mộ cổ ở các tỉnh phía Bắc như Thanh Hóa, Bắc Ninh... còn lưu lại vết tích của sự giao lưu văn hóa Việt – Hán.Gương đồng, thế kỷ 3. Các loại di vật này đa số bằng chất liệu đồng như dao, kiếm, mũi giáo, đĩa, vòng, trang sức, bát đựng tiền, hương, chuông, chân đèn... đều có khắc một số nét hoa văn truyền thống của trống đồng.Ấm đầu gà, thế kỷ 1-3. Sự hiện diện của các hoa văn Việt cổ chứng tỏ, người Việt đã tiếp nhận, sử dụng và tìm cách Việt hóa các vật dụng ngoại nhập.Hiện vật nổi bật của thời Bắc thuộc là chậu trống, với mặt trong thể hiện các mô típ trang trí thuộc văn hóa Hán, nhưng mặt ngoài lại mang hoa văn đặc trưng của trống đồng Đông Sơn. Điều này nói lên sức sống trường tồn của nền văn hóa thời Hùng Vương.Ở các vùng cao, nhân dân ta vẫn tiếp tục chế tạo và sử dụng trống đồng, là vật chứng tiêu biểu cho truyền thống văn hóa dân tộc. Trống đồng thời Bắc thuộc thường nhỏ hơn, trang trí đơn giản hơn trống Đông Sơn, được gọi là trống đồng Heger II hay trống Mường...Một số cổ vật thời Bắc thuộc khác được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử TP HCM: Mô hình nhà bằng đất nung thế kỷ 1-3. Những ngôi nhà ở đây là nhà sàn có hai đầu mái cao, gợi nhớ về nhà sàn hình thuyền trên trống đồng Đông Sơn.Mô hình bếp lò bằng đất nung, thế kỷ 1-3.Mô hình nhà lầu bằng đất nung, thế kỷ 1-3.Một loại tiền thời Bắc thuộc, thế kỷ 1-3.Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.
Một bát đựng tiền thời Bắc thuộc, niên đại thế kỷ 1-3, hiện vật của Bảo tàng Lịch sử TP HCM. Từ sau thất bại của An Dương Vương trong cuộc khởi nghĩa chống Triệu Đà (179 TCN), nước ta bước vào giai đoạn Bắc thuộc kéo dài hơn 1.000 năm.
Liễn đồng thời Bắc thuộc, thế kỷ 1-3. Theo các nhà sử học, thời Bắc thuộc là một chặng đường lịch sử đầy thử thách, đồng thời cũng là giai đoạn chứng tỏ sức sống mãnh liệt của nền văn hóa bản Việt.
Bình đồng, thế kỷ 1-3. Song song với những cuộc nổi dậy liên tiếp để chống lại ách áp bức của phong kiến phương Bắc, người Việt cũng đấu tranh để bảo tồn văn hóa dân tộc và tiếp thu có chọn lọc văn hóa du nhập từ bên ngoài, qua đó làm giàu cho nền văn hóa của chính mình.
Chân đèn đồng, thế kỷ 3. Nhiều di vật tìm thấy trong các ngôi mộ cổ ở các tỉnh phía Bắc như Thanh Hóa, Bắc Ninh... còn lưu lại vết tích của sự giao lưu văn hóa Việt – Hán.
Gương đồng, thế kỷ 3. Các loại di vật này đa số bằng chất liệu đồng như dao, kiếm, mũi giáo, đĩa, vòng, trang sức, bát đựng tiền, hương, chuông, chân đèn... đều có khắc một số nét hoa văn truyền thống của trống đồng.
Ấm đầu gà, thế kỷ 1-3. Sự hiện diện của các hoa văn Việt cổ chứng tỏ, người Việt đã tiếp nhận, sử dụng và tìm cách Việt hóa các vật dụng ngoại nhập.
Hiện vật nổi bật của thời Bắc thuộc là chậu trống, với mặt trong thể hiện các mô típ trang trí thuộc văn hóa Hán, nhưng mặt ngoài lại mang hoa văn đặc trưng của trống đồng Đông Sơn. Điều này nói lên sức sống trường tồn của nền văn hóa thời Hùng Vương.
Ở các vùng cao, nhân dân ta vẫn tiếp tục chế tạo và sử dụng trống đồng, là vật chứng tiêu biểu cho truyền thống văn hóa dân tộc. Trống đồng thời Bắc thuộc thường nhỏ hơn, trang trí đơn giản hơn trống Đông Sơn, được gọi là trống đồng Heger II hay trống Mường...
Một số cổ vật thời Bắc thuộc khác được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử TP HCM: Mô hình nhà bằng đất nung thế kỷ 1-3. Những ngôi nhà ở đây là nhà sàn có hai đầu mái cao, gợi nhớ về nhà sàn hình thuyền trên trống đồng Đông Sơn.
Mô hình bếp lò bằng đất nung, thế kỷ 1-3.
Mô hình nhà lầu bằng đất nung, thế kỷ 1-3.
Một loại tiền thời Bắc thuộc, thế kỷ 1-3.
Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.