Soi chế độ ăn xa xỉ của Hoàng đế nhà Thanh, mỗi bữa dùng 120 món

Google News

Không chỉ bàn thức ăn của vua phải bao gồm 120 món, bàn thức ăn của các vị phi tần cũng phong phú không kém như Hoàng hậu là 96 món, Hoàng phi là 64 món. 

Trong mỗi bộ phim cung đấu, đặc biệt là trong hai tác phẩm điện ảnh gần đây là Diên Hi công lược và Hậu cung Như Ý truyện, chắc hẳn ai cũng phải trầm trồ trước bàn thức ăn đủ món trong chốn thâm cung.
Tuy nhiên, những món ăn được nhìn thấy qua phim ảnh chỉ là một phần nhỏ so với thực tế xa xỉ của Thanh triều.
Chế độ ăn siêu xa xỉ của Hoàng đế Thanh triều
Có thể nói rằng ngân sách dành cho việc ăn uống của hoàng cung là gánh nặng kinh hoàng của quốc gia, không kể thời đại nào.
Bởi ở đời nhà Minh, chi phí được ấn định cho ẩm thực trong cung lên tới 240.000 lạng vàng trong năm. Trong đó, chi phí phục vụ riêng cho nhà vua là 13.140 lạng vàng, tương đương với 36 lạng vàng mỗi ngày.
Soi che do an xa xi cua Hoang de nha Thanh, moi bua dung 120 mon
Mỗi năm, chi phí ăn uống của Càn Long Đế lên đến 4 triệu lượng bạc. (Ảnh minh họa trong phim) 
Đến thời nhà Thanh, đặc biệt là khi Càn Long Đế tại vị, mặc dù chỉ có hai bữa chính là bữa sáng và bữa trưa nhưng đồ ăn và thức uống dành cho vị Hoàng đế này lên tới 4 triệu lượng bạc mỗi năm, tương đương 20 triệu tệ (gần 70 tỷ đồng).
Sở dĩ tốn nhiều tiền như vậy là do thời nhà Thanh có rất nhiều quy tắc, trong đó có quy định mỗi bữa ăn của vua phải đủ 120 món. Các phi tần cũng xa xỉ không kém khi bữa ăn của Hoàng hậu là 96 món, Hoàng phi là 64 món.
Ngoài 2 bữa ăn chính, Hoàng đế và các phi tần còn có những bữa ăn phụ. Mỗi lần Hoàng đế hay các phi tần đặt chân tới đâu đều phải có đồ ăn, thức uống.
Mặc dù có rất nhiều món ăn sơn hào hải vị, đặc sản từ các tỉnh tiến cống nhưng các vị phi tần, cung nữ sống trong Tử Cấm Thành không phải muốn ăn gì cũng được. Mỗi bữa ăn của họ không được kéo dài quá 8 phút, không được ăn quá nhiều.
Hơn nữa, họ không được ăn các loại thức ăn có mùi như cá, tỏi, hành tây,… vì những thức ăn này sẽ khiến hơi thở có mùi và khi giao tiếp với bề trên rất dễ khép vào tội đại bất kính.
Soi che do an xa xi cua Hoang de nha Thanh, moi bua dung 120 mon-Hinh-2
 Các món ăn dâng lên Hoàng đế đều rất tinh tế, nguyên liệu cao cấp.
Bên cạnh đó, các nguyên liệu để nấu ăn trong hoàng cung đều phải tươi ngon, cao cấp nhất. Các nguyên liệu vận chuyển vào cung, đặc biệt là gạo đều phải có nguồn gốc rõ ràng. Bát đĩa đựng thức ăn cho Hoàng đế đều là đĩa vàng chén bạc.
Cụ thể, món canh hay súp phải được để trong chén sâu lòng có đậy nắp bạc, bát được dát bạc, thìa ngọc bích,… Do đó, việc ăn uống trong hoàng cung tốn kém cũng là điều dễ hiểu.
Trong hoàng cung, đầu bếp phục vụ cho vua sẽ được tuyển chọn kỹ càng. Các phi tần cũng thường có những đầu bếp “ruột” của mình.
Ngự thiện phòng trong hoàng cung lên tới hàng trăm, hàng nghìn người, thậm chí với một món đậu phụ thôi cũng có tới 3-4 đầu bếp.
Ngoài việc ăn uống trong hoàng cung, mỗi lần Hoàng đế ra ngoài đều đem theo bên mình 2-3 đầu bếp hoặc thuê các đầu bếp ở địa phương để chuẩn bị một bàn ăn đúng quy tắc.
Không chỉ đồ ăn cần phải tinh tế, nước mà vua dùng cũng phải là nguồn nước tươi mát nhất. Mặc dù trong Tử Cấm Thành có gần 100 miệng giếng nhưng tuyệt nhiên không ai dùng nước ở đây.
Vì vậy mới có sự xuất hiện của những thái giám đi lấy nước với những chiếc thùng rất to trong các bộ phim.
Soi che do an xa xi cua Hoang de nha Thanh, moi bua dung 120 mon-Hinh-3
 Các món ăn đều được đựng trong đĩa vàng, chén bạc, chạm trổ hoa văn tinh xảo.
Thời vua Càn Long, để tìm ra nguồn nước tốt nhất, ngự thiện phòng đã vất vả đi tìm ở khắp nơi và sau đó tìm ra nguồn nước nằm ở núi Ngọc Tuyền.
Kể từ đó, mỗi ngày đều có người tới đây lấy nước về cho vua dùng và dù đi đến bất cứ đâu, quân lính của Càn Long đều phải đem theo nước ở núi Ngọc Tuyền.
Sự xa xỉ về việc ăn uống ở thời nhà Thanh còn được vị Hoàng đế cuối cùng của Thanh triều là Phổ Nghi ghi trong một cuốn sách viết về cuộc đời mình rằng: “Không có gì phô trương, xa xỉ bằng việc ăn uống“.
Thậm chí, sự xa xỉ này còn được cho là một trong những nguyên nhân khiến Thanh triều sụp đổ.
Vị Hoàng đế Thanh triều với 'bữa ăn bủn xỉn'
Nếu các vị Hoàng đế nhà Thanh, đặc biệt là Càn Long Đế đều sống xa hoa, bữa ăn lên tới hàng trăm món thì cháu nội của Càn Long - Quang Đạo Đế, lại keo kiệt, bủn xỉn tới khó tin.
Tới lúc Đạo Quang Đế tại vị, triều đình lâm vào cảnh mục nát, ngân khố quốc gia tập trung vào quân sự nên nhanh chóng cạn kiệt.
Soi che do an xa xi cua Hoang de nha Thanh, moi bua dung 120 mon-Hinh-4
Các món ăn dâng lên Hoàng đế đều rất tinh tế, nguyên liệu cao cấp. 
Lúc này, Đạo Quang Đế đã ban hành đạo luật tiết kiệm, đồng thời ông cũng đi đầu trong việc này để lấy mình làm gương. Thế nhưng, đạo luật của ông có phạm vi ảnh hưởng rất nhỏ, không giải quyết được cục diện rối ren của triều đình.
Đi ngược với những Hoàng đế khác, Đạo Quang luôn vắt óc cắt giảm chi phí cho cả hậu cung. Cảm thấy việc ăn uống quá tốn kém nên Đạo Quang đã cắt hết các cao lương mỹ vị, mỗi bữa ăn chỉ tốn 140 lạng bạc trong khi bữa ăn của Hoàng đế đúng chuẩn phải là 800 lạng bạc.
So với bữa ăn 120 món của Càn Long, Đạo Quang một ngày chỉ dùng tổng cộng 4 món mặn, 1 món canh. Thậm chí, khi thèm một quả trứng gà, Hoàng đế cũng phải tiết chế vì giá của mỗi quả trứng là 5 lạng bạc.
Soi che do an xa xi cua Hoang de nha Thanh, moi bua dung 120 mon-Hinh-5
Vào thời nhà Thanh, bất cứ nơi nào Hoàng đế và các vị phi tần đặt chân tới đều có đồ ăn. 
Thậm chí có lần, Đạo Quang sai người ra ngoài mua gà mái đem về nuôi để chúng đẻ trứng để ăn cho đỡ tốn kém, nhưng khi biết mỗi con gà mua ở ngoài chợ giá cũng 24 lạng bạc nên vua không dám mua, đành nhịn ăn trứng gà.
Không chỉ vậy, mỗi lần ngự thiện phòng làm món gì, Đạo Quang đều sai quan viên hỏi giá bên ngoài hàng quán rồi chê ỏng chê eo sao trong cung nấu đắt. Việc này khiến ngự thiện phòng vô cùng khốn đốn.
Theo Phương An/SaoStar

>> xem thêm

Bình luận(0)