Tượng động vật bằng đồng thuộc văn hóa Đồng Nai là một trong những hiện vật khảo cổ gây tranh cãi nhất nhất từng được khai quật ở Việt Nam. Tượng có niên đại cách ngày nay khoảng 2.500 năm, được khai quật tại Dốc Chùa, Tân Uyên, Bình Dương năm 1977.Tượng dài 6,4 cm, cao 5,4 cm, đúc hình con vật 4 chân, đầu ngẩng cao, mõm dài, miệng rộng. Đuôi con vật có kích thước khá lớn, đoạn cuối đuôi xoắn thành ba vòng tròn. Chân cao, hai chân trước nhỏ hơn hai chân sau Bộ phận sinh dục cho thấy đây là con vật giống đực.Thân con vật trang trí hoa văn các đường gấp khúc hình thang, các dấu lõm xung quanh có tia ngắn giống hình mặt trời.Cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể khẳng định đây là con vật gì. Một số ý kiến cho đây là tượng con hươu bởi đầu có sừng, bụng to, trên thân có hoa văn chấm tròn, tương tự hình tượng hươu sao trên các trống đồng hoặc đồ đồng thuộc văn hóa Đông Sơn.Có người lại cho đây là tượng ngựa vì trên lưng có hình chiếc yên ngựa, dưới cổ có trang trí giống hình chiếc lục lạc, bộ phận sinh dục kích cỡ lớn như ở loài ngựa.Dưới bốn chân con vật có chiếc đế hình động vật, đã bị gãy đầu. Về con vật nằm ở dưới này, có nhiều ý kiến đây là loài bò sát (rắn hoặc trăn). Còn Tiến sĩ khảo cổ Vũ Thế Long lại cho đó là con chồn dơi, còn con vật đứng trên là chó săn.Theo đánh giá của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, đây là bức tượng có sự kết hợp đặc điểm của nhiều loại động vật khác nhau, mang tính biểu tượng thiêng liêng, dùng trong nghi lễ nào đó mà các nhà khảo cổ chưa từng phát hiện trong các di tích khác ở Đông Nam Bộ.“Việc phát hiện một tượng đồng có hình dáng một con vật đứng trên một con vật khác đã là một hiện vật hết sức độc đáo, chưa từng thấy ở bất cứ di tích nào khác trong vùng Đông Nam Bộ, đồng thời tượng thú cũng có một giá trị nghiên cứu văn hóa nhất định về đặc trưng văn hóa mộ táng trong thời kỳ tiền sử ở lưu vực sông Đồng Nai”, bà Nguyễn Thị Hiền, cán bộ Bảo tàng Bình Dương - đơn vị chủ quản của hiện vật - cho biết.“Để chế tác một hiện vật có độ phức tạp như vậy đòi hỏi chủ nhân của nó phải là một cộng đồng cư dân có trình độ luyện kim đúc đồng phát triển cao. Phải xác định đây là hiện vật thuộc dạng quý hiếm. Nó không chỉ là một hiện vật bình thường mà có lẽ là một trong những sản phẩm có ý nghĩa tín ngưỡng tâm linh của cộng đồng cư dân Nam Bộ trong quá trình chinh phục vùng đất này”, theo PGS-TS Bùi Chí Hoàng.Với những giá trị đặc sắc của mình, bức tượng nhỏ bé nhưng đầy bí ẩn này đã được công nhận là Bảo vật quốc gia của Việt Nam từ năm 2013. Tượng đang được trưng bày trong chuyên đề Báu vật khảo cổ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia ở Hà Nội.Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Tượng động vật bằng đồng thuộc văn hóa Đồng Nai là một trong những hiện vật khảo cổ gây tranh cãi nhất nhất từng được khai quật ở Việt Nam. Tượng có niên đại cách ngày nay khoảng 2.500 năm, được khai quật tại Dốc Chùa, Tân Uyên, Bình Dương năm 1977.
Tượng dài 6,4 cm, cao 5,4 cm, đúc hình con vật 4 chân, đầu ngẩng cao, mõm dài, miệng rộng. Đuôi con vật có kích thước khá lớn, đoạn cuối đuôi xoắn thành ba vòng tròn. Chân cao, hai chân trước nhỏ hơn hai chân sau Bộ phận sinh dục cho thấy đây là con vật giống đực.
Thân con vật trang trí hoa văn các đường gấp khúc hình thang, các dấu lõm xung quanh có tia ngắn giống hình mặt trời.
Cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể khẳng định đây là con vật gì. Một số ý kiến cho đây là tượng con hươu bởi đầu có sừng, bụng to, trên thân có hoa văn chấm tròn, tương tự hình tượng hươu sao trên các trống đồng hoặc đồ đồng thuộc văn hóa Đông Sơn.
Có người lại cho đây là tượng ngựa vì trên lưng có hình chiếc yên ngựa, dưới cổ có trang trí giống hình chiếc lục lạc, bộ phận sinh dục kích cỡ lớn như ở loài ngựa.
Dưới bốn chân con vật có chiếc đế hình động vật, đã bị gãy đầu. Về con vật nằm ở dưới này, có nhiều ý kiến đây là loài bò sát (rắn hoặc trăn). Còn Tiến sĩ khảo cổ Vũ Thế Long lại cho đó là con chồn dơi, còn con vật đứng trên là chó săn.
Theo đánh giá của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, đây là bức tượng có sự kết hợp đặc điểm của nhiều loại động vật khác nhau, mang tính biểu tượng thiêng liêng, dùng trong nghi lễ nào đó mà các nhà khảo cổ chưa từng phát hiện trong các di tích khác ở Đông Nam Bộ.
“Việc phát hiện một tượng đồng có hình dáng một con vật đứng trên một con vật khác đã là một hiện vật hết sức độc đáo, chưa từng thấy ở bất cứ di tích nào khác trong vùng Đông Nam Bộ, đồng thời tượng thú cũng có một giá trị nghiên cứu văn hóa nhất định về đặc trưng văn hóa mộ táng trong thời kỳ tiền sử ở lưu vực sông Đồng Nai”, bà Nguyễn Thị Hiền, cán bộ Bảo tàng Bình Dương - đơn vị chủ quản của hiện vật - cho biết.
“Để chế tác một hiện vật có độ phức tạp như vậy đòi hỏi chủ nhân của nó phải là một cộng đồng cư dân có trình độ luyện kim đúc đồng phát triển cao. Phải xác định đây là hiện vật thuộc dạng quý hiếm. Nó không chỉ là một hiện vật bình thường mà có lẽ là một trong những sản phẩm có ý nghĩa tín ngưỡng tâm linh của cộng đồng cư dân Nam Bộ trong quá trình chinh phục vùng đất này”, theo PGS-TS Bùi Chí Hoàng.
Với những giá trị đặc sắc của mình, bức tượng nhỏ bé nhưng đầy bí ẩn này đã được công nhận là Bảo vật quốc gia của Việt Nam từ năm 2013. Tượng đang được trưng bày trong chuyên đề Báu vật khảo cổ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia ở Hà Nội.
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.