Cuối năm 1948, Tưởng Giới Thạch đã lên kế hoạch bòn rút vàng vận chuyển về Đài Loan. Vì nhiều lý do, hơn nửa thế kỷ, việc vận chuyển vàng không được thuận lợi, nên sử sách không ghi chép lại được. Rốt cuộc năm đó ông ta đã bòn rút bao nhiêu vàng vận chuyển về Đài Loan?Về vấn đề này, năm 1949 Viện kiểm soát Đài Loan đã tiết lộ con số: “Ngân hàng Trung ương cuối tháng 2 có 39 triệu lượng vàng, 70.000.000 USD ngoại hối và 70.000.000 USD đồng bạc”. Theo tài liệu hiện tại, số vàng vận chuyển về Đài Loan tổng cộng hơn 40 triệu lượng.Tháng 8/1948, ngân hàng Thượng Hải ban hành loại tiền tệ mới có tên là kim viên bản. Nguồn gốc số vàng này không vẻ vang gì cho cam, vì trong đó có một phần là kim viên bản chính phủ Quốc Dân Đảng “lấy” từ tay người dân. Theo tính toán sơ bộ, năm đó chính phủ Quốc Dân Đảng đã đổi 1 tỷ kim viên bản thành 15 triệu lượng vàng. Mà tháng 7/1949, 1 tỷ kim viên bản cũng không đổi lấy được 1 USD.Ngày 1/12/1948, chính phủ Quốc Dân Đảng đã chia số lượng vàng đó thành 2 lần vận chuyển. Chuyến đầu tiên vận chuyển 2,6 triệu lượng vàng về Đài Loan. Ngày 20/1/1949, trước khi Tưởng Giới Thạch chính thức “về vườn” một hôm, chuyến thứ hai vận chuyển 0,9 triệu lượng vàng và một khối lượng lớn bạc, tất cả có 151 thùng, với danh nghĩa là “quân phí dự chi” được chuyển cho Hải Quân, vận chuyển từ Thượng Hải đến Hạ Môn và được cất giữ ở đảo Kulangsu. Đến tháng 8/1949, quân giải phóng đánh tan Phúc Châu, số vàng này mới được vận chuyển đến Sở Tài Vụ Đài Loan.Tháng 2/1949, quân giải phóng áp sát Nam Kinh Phổ Khẩu. Dưới sức ép của Tưởng Giới Thạch, giám đốc Ngân hàng Trung ương Lưu Công Vân buộc phải đồng ý để Tưởng Giới Thạch tiếp tục vận chuyển vàng ra khỏi đại lục.Ngày 7/2/1949, 1,2 triệu lượng vàng được vận chuyển đến Đài Loan bằng máy bay dân dụng, nhưng không hiểu tại sao tin tức lại bị rò rỉ, tờ báo “Hoa Thương” của Hồng Kông đã cho đăng tải thông tin này. Vì lo sợ Lý Tông Nhân ra mặt ngăn chặn, Tưởng Giới Thạch đã quyết định điều động quân cơ, 4,8 triệu lượng vàng còn lại đã được vận chuyển đến nơi an toàn chỉ trong vòng 2 ngày, phi công lái chuyên cơ của Tưởng Giới Thạch đã ra mặt thực hiện nhiệm vụ này. Đây là lần thứ ba họ Tưởng vận chuyển vàng về Đài Loan.Đầu tháng 5/1949, Thượng Hải vô cùng nguy hiểm, Tưởng Giới Thạch quyết tâm vận chuyển số vàng bạc còn lại trong quốc khố về Đài Loan. Lần này chính Đại tướng Thang Ân Bá địch thân ra mặt, ra lệnh cho Ngân hàng Trung ương “Ngoài 5000 lượng vàng, 3 triệu đồng bạc, thì những thứ khác sẽ được vận chuyển đến nơi an toàn”. “Nơi an toàn” đó chính là Đài Loan.Theo tư liệu hiện tại, năm đó Tưởng Giới Thạch đã vận chuyển hơn 40 triệu lượng vàng, trong đó có 14 triệu lượng “về lại” đại lục, trong đó khoảng 5 triệu lượng vàng được sử dụng cho quân đội, khoảng 6 triệu được chi tiêu cho chính phủ Quốc Dân Đảng. Số vàng được cất giữ tại Đài Loan vào khoảng 35 triệu lượng, tương đương với 80 triệu quân dân mỗi người được chia 50 USD. Một phần số vàng này được dùng để hỗ trợ việc phát hành “tiền tệ Đài Loan mới”, một số vàng khác được dùng để chuẩn bị xây dựng “Tân Đài Loan”. Ảnh: bảng kê chi tiết thu nhập của Ngân hàng Trung ương.
Cuối năm 1948, Tưởng Giới Thạch đã lên kế hoạch bòn rút vàng vận chuyển về Đài Loan. Vì nhiều lý do, hơn nửa thế kỷ, việc vận chuyển vàng không được thuận lợi, nên sử sách không ghi chép lại được. Rốt cuộc năm đó ông ta đã bòn rút bao nhiêu vàng vận chuyển về Đài Loan?
Về vấn đề này, năm 1949 Viện kiểm soát Đài Loan đã tiết lộ con số: “Ngân hàng Trung ương cuối tháng 2 có 39 triệu lượng vàng, 70.000.000 USD ngoại hối và 70.000.000 USD đồng bạc”. Theo tài liệu hiện tại, số vàng vận chuyển về Đài Loan tổng cộng hơn 40 triệu lượng.
Tháng 8/1948, ngân hàng Thượng Hải ban hành loại tiền tệ mới có tên là kim viên bản. Nguồn gốc số vàng này không vẻ vang gì cho cam, vì trong đó có một phần là kim viên bản chính phủ Quốc Dân Đảng “lấy” từ tay người dân. Theo tính toán sơ bộ, năm đó chính phủ Quốc Dân Đảng đã đổi 1 tỷ kim viên bản thành 15 triệu lượng vàng. Mà tháng 7/1949, 1 tỷ kim viên bản cũng không đổi lấy được 1 USD.
Ngày 1/12/1948, chính phủ Quốc Dân Đảng đã chia số lượng vàng đó thành 2 lần vận chuyển. Chuyến đầu tiên vận chuyển 2,6 triệu lượng vàng về Đài Loan. Ngày 20/1/1949, trước khi Tưởng Giới Thạch chính thức “về vườn” một hôm, chuyến thứ hai vận chuyển 0,9 triệu lượng vàng và một khối lượng lớn bạc, tất cả có 151 thùng, với danh nghĩa là “quân phí dự chi” được chuyển cho Hải Quân, vận chuyển từ Thượng Hải đến Hạ Môn và được cất giữ ở đảo Kulangsu. Đến tháng 8/1949, quân giải phóng đánh tan Phúc Châu, số vàng này mới được vận chuyển đến Sở Tài Vụ Đài Loan.
Tháng 2/1949, quân giải phóng áp sát Nam Kinh Phổ Khẩu. Dưới sức ép của Tưởng Giới Thạch, giám đốc Ngân hàng Trung ương Lưu Công Vân buộc phải đồng ý để Tưởng Giới Thạch tiếp tục vận chuyển vàng ra khỏi đại lục.
Ngày 7/2/1949, 1,2 triệu lượng vàng được vận chuyển đến Đài Loan bằng máy bay dân dụng, nhưng không hiểu tại sao tin tức lại bị rò rỉ, tờ báo “Hoa Thương” của Hồng Kông đã cho đăng tải thông tin này. Vì lo sợ Lý Tông Nhân ra mặt ngăn chặn, Tưởng Giới Thạch đã quyết định điều động quân cơ, 4,8 triệu lượng vàng còn lại đã được vận chuyển đến nơi an toàn chỉ trong vòng 2 ngày, phi công lái chuyên cơ của Tưởng Giới Thạch đã ra mặt thực hiện nhiệm vụ này. Đây là lần thứ ba họ Tưởng vận chuyển vàng về Đài Loan.
Đầu tháng 5/1949, Thượng Hải vô cùng nguy hiểm, Tưởng Giới Thạch quyết tâm vận chuyển số vàng bạc còn lại trong quốc khố về Đài Loan. Lần này chính Đại tướng Thang Ân Bá địch thân ra mặt, ra lệnh cho Ngân hàng Trung ương “Ngoài 5000 lượng vàng, 3 triệu đồng bạc, thì những thứ khác sẽ được vận chuyển đến nơi an toàn”. “Nơi an toàn” đó chính là Đài Loan.
Theo tư liệu hiện tại, năm đó Tưởng Giới Thạch đã vận chuyển hơn 40 triệu lượng vàng, trong đó có 14 triệu lượng “về lại” đại lục, trong đó khoảng 5 triệu lượng vàng được sử dụng cho quân đội, khoảng 6 triệu được chi tiêu cho chính phủ Quốc Dân Đảng. Số vàng được cất giữ tại Đài Loan vào khoảng 35 triệu lượng, tương đương với 80 triệu quân dân mỗi người được chia 50 USD. Một phần số vàng này được dùng để hỗ trợ việc phát hành “tiền tệ Đài Loan mới”, một số vàng khác được dùng để chuẩn bị xây dựng “Tân Đài Loan”. Ảnh: bảng kê chi tiết thu nhập của Ngân hàng Trung ương.