Số phận phi tần không muốn bị tuẫn táng cùng hoàng đế ra sao?

Google News

Ngay cả khi không muốn bị tuẫn táng cùng hoàng đế, các phi tần cũng không thể tránh khỏi cái kết bi thảm.

Hệ thống tang lễ ở thời phong kiến cổ đại Trung Quốc là một trong những điều đáng sợ nhất của xã hội thời kỳ đó. Nó không chỉ bao gồm những tục lệ kỳ lạ, xa hoa, mà còn bao gồm nhiều hủ tục man rợ, đáng sợ, khiến ai biết đến cũng khiếp vía. Một trong số đó phải kể đến là phong tục tuẫn táng cùng hoàng đế.
Tuẫn táng là một phong tục tàn khốc của Trung Quốc cổ đại, có nghĩa là chôn sống theo người chết. Khi hoàng đế băng hà, hầu hết các phi tần và nhiều người hầu kẻ hạ cũng bị chôn sống theo. Phong tục này bắt nguồn từ quan niệm "trần sao âm vậy", tức là những người đi theo hầu hạ lúc còn sống thì khi chết cũng phải đi theo như vậy. Chế độ mai táng này hoàn toàn là sản phẩm của sự ích kỷ của những kẻ thống trị phong kiến, mà phụ nữ là những nạn nhân thê thảm nhất.
So phan phi tan khong muon bi tuan tang cung hoang de ra sao?
Ảnh minh họa.
Phong tục tuẫn táng cực kỳ thịnh hành vào thời nhà Thương đến nhà Hán. Sau đó, từ thời nhà Đường đến thời nhà Tống, phong tục này đã bị loại bỏ. Thế nhưng đến đời nhà Minh, Chu Nguyên Chương sợ sau khi mình băng hà thì hậu cung rơi vào hỗn loạn, ảnh hưởng đến cả giang sơn do mình gây dựng nên ông đã cho khôi phục lại tục tuẫn táng.
Nhìn chung, tục tuẫn táng được xem là rất tàn nhẫn và không có tình người. Có người bị chôn sống, có một số người bị chôn theo hoàng đế đã băng hà sau khi bị hành quyết. Sở dĩ tuẫn táng được thực hiện là do quan niệm những phi tần này sẽ ở bên cạnh để cùng hoàng đế tiếp tục cuộc sống ở thế giới bên kia, đảm bảo cho hoàng đế đã băng hà vẫn có người chăm sóc, hầu hạ, sống sung sướng như khi còn sống.
Hầu hết những phi tần của vị hoàng đế đã băng hà đều phải nghe theo tục tuẫn táng, chỉ trừ hoàng hậu và một số phi tần đã có con. Lý do là bởi người đã có con cần phải sống để chăm sóc con, còn những người phụ nữ chưa có con lại bị coi là chưa hoàn thiện.
Tục tuẫn táng đã tồn tại hàng nghìn năm, khiến bao người chịu uất ức và phẫn nộ, tuy nhiên ít ai dám đứng ra phản đối, xóa bỏ tục lệ này, bởi phụ nữ thời xưa có vị trí thấp kém trong xã hội, không có tiếng nói, hoàn toàn phụ thuộc vào sự sắp xếp của nam nhân.
Tất nhiên, cũng có những phi tần nghĩ đến chuyện kháng cự, không muốn bị tuẫn táng cùng hoàng đế. Tuy nhiên khi đó, số phần phía trước của họ cũng tăm tối và bi thảm không kém. Những kẻ nắm quyền lực luôn có cách để trừng phạt những người chống đối, không nghe lời.
Phương pháp trừng phạt đầu tiên là đổ thủy ngân vào cơ thể, khiến những phi tần này bị ngộ độc đến chết.
Phương pháp thứ hai là treo cổ. Trong số rất nhiều thê thiếp bị tuẫn táng cùng Hoàng đế Minh Thành Tổ, phương pháp này đã được sử dụng để buộc họ phải phục tùng. Các phi tần bị đưa vào một căn phòng kín, bịt mắt, đứng lên một chiếc ghế, bị quấn dây quanh cổ. Sau đó, quân lính sẽ đá những chiếc ghế ra, khiến các phi tần này bị treo mình trên dây, ngạt thở mà chết.
So phan phi tan khong muon bi tuan tang cung hoang de ra sao?-Hinh-2
Ảnh minh họa.
Phương pháp thứ ba cũng là phương pháp tàn độc nhất, đó là chôn sống. Thay vì bị tuẫn táng trong lăng mộ của hoàng đế, những người không chịu nghe lời sẽ bị đẩy xuống một cái hố đã đào sẵn rồi lấp đất lên trên, cuối cùng chết vì ngạt thở.
Một trong những vị hoàng đế nổi tiếng nhất với tục tuẫn táng là Tần Thủy Hoàng. Khi ông băng bà, rất nhiều phi tần mỹ nữ cũng bị tuẫn táng theo. "Sử ký" của Tư Mã Thiên mô tả tình cảnh bi thảm của phi tần phải tuẫn táng theo Tần Thủy Hoàng rất đáng sợ như: "Tiếng khóc làm rung động đất trời, ai vô tình nghe thấy cũng sợ đến bay cả hồn vía". Đó là chưa kể việc sau khi xây xong lăng mộ còn có rất nhiều người tham gia xây dựng lăng mộ của Tần Thủy Hoàng cũng bị chôn sống bên trong để giữ bí mật mọi chuyện.
Mãi đến năm 1673 - năm Khang Hy thứ 20 thì tục tuẫn táng mới biến mất hoàn toàn ở Trung Quốc.
Theo Doãn Kỳ/Người Đưa Tin

>> xem thêm

Bình luận(0)