Người hành nghề đao phủ cuối cùng ở Trung Quốc là Đặng Hải Sơn (có tài liệu ghi chép là Đặng Hải Sinh). Người này làm công việc đao phủ vào những năm cuối thời nhà Thanh. Các tài liệu chính thống không ghi ông bắt đầu làm đao phủ từ lúc nào.Theo lời kể của Đặng Hải Sơn, ông làm nghề đao phủ trong nhiều năm trước khi nhà Thanh diệt vong. Đến năm 1914, chính phủ đương thời công bố quy định dừng thi hành án chém đầu và đổi sang thi hành án tử bằng bắn súng.Tuy nhiên, tình hình đất nước Trung Quốc khi ấy không ổn định khi có nhiều thế lực quân phiệt. Do đó, không phải địa phương nào cũng áp dụng phương pháp tử hình bằng cách xử bắn. Khu vực Trường Sa thuộc Hồ Nam, Trung Quốc là một trong số đó.Vào năm 1925, Đặng Hải Sơn đã ngoài 60 tuổi vẫn được mời tới Trường Sa để làm đao phủ. Trong năm đó, tờ "Đại công báo" xuất bản tại Hồ Nam gây xôn xao dư luận khi có bài viết về Đặng Hải Sơn - người đao phủ cuối cùng trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Trong bài viết đó, người đao phủ này được mô tả đã chém hơn 300 người.Từ chi tiết này, nhiều người không khỏi rùng mình vì số lượng tử tù chết dưới thanh đao của Đặng Hải Sơn. Đồng thời, họ phát hiện sự thật rằng, ông đã phạm vào một điều đại kỵ của nghề đao phủ.Đó là từ xa xưa, những người làm nghề đao phủ đều tuân theo một số luật lệ bất thành văn. Ví du như đao thủ đều phải mài đao thật sắc bén trước khi hành hình tử tù để khiến phạm nhân giảm bớt đau đớn.Một điều khác là đao phủ "ra tay" ở vị trí nhỏ nhất trên cổ phạm nhân và lần vung đảo phải chính xác, nhanh gọn để tử tù có cái chết êm ái, nhanh nhất. Điều đại kỵ khác mà đao phủ cần tránh là không được chém đầu quá 100 người. Nếu vượt quá con số đó thì đao phủ sẽ gặp báo ứng.Vậy nên, nhiều người từ bỏ công việc đao phủ sau khi thi hành án tử đối với 99 tử tù. Thế nhưng, Đặng Hải Sơn lại vượt quá con số trên gấp 3 lần. Điều này được cho chính là lý do khiến ông gặp phải báo ứng vào những năm cuối đời.Khi về già, Đặng Hải Sơn sống trong cô độc, bàn bè không ai dám kết giao. Thậm chí, không người phụ nữ nào dám lấy người đàn ông đoạt mạng hàng trăm người về làm chồng.Đặng Hải Sơn từng xin vào một thiện đường - nơi làm những việc thiện thời Dân quốc nhưng bị từ chối vì lý do trên tay nhuốm máu của nhiều người nên không có tư cách vào thiện đường làm việc. Theo đó, Đặng Hải Sơn sống cô độc, không gia đình, vợ con rồi đến lúc qua đời cũng không có mấy người đến đưa tiễn hay lo hương khói sau này. Ảnh trong bài mang tính minh họa. Mời độc giả xem video: Bất ngờ cuộc sống hoàng cung Trung Quốc khác xa với phim ảnh. Nguồn: Kienthuc.net.vn.
Người hành nghề đao phủ cuối cùng ở Trung Quốc là Đặng Hải Sơn (có tài liệu ghi chép là Đặng Hải Sinh). Người này làm công việc đao phủ vào những năm cuối thời nhà Thanh. Các tài liệu chính thống không ghi ông bắt đầu làm đao phủ từ lúc nào.
Theo lời kể của Đặng Hải Sơn, ông làm nghề đao phủ trong nhiều năm trước khi nhà Thanh diệt vong. Đến năm 1914, chính phủ đương thời công bố quy định dừng thi hành án chém đầu và đổi sang thi hành án tử bằng bắn súng.
Tuy nhiên, tình hình đất nước Trung Quốc khi ấy không ổn định khi có nhiều thế lực quân phiệt. Do đó, không phải địa phương nào cũng áp dụng phương pháp tử hình bằng cách xử bắn. Khu vực Trường Sa thuộc Hồ Nam, Trung Quốc là một trong số đó.
Vào năm 1925, Đặng Hải Sơn đã ngoài 60 tuổi vẫn được mời tới Trường Sa để làm đao phủ. Trong năm đó, tờ "Đại công báo" xuất bản tại Hồ Nam gây xôn xao dư luận khi có bài viết về Đặng Hải Sơn - người đao phủ cuối cùng trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Trong bài viết đó, người đao phủ này được mô tả đã chém hơn 300 người.
Từ chi tiết này, nhiều người không khỏi rùng mình vì số lượng tử tù chết dưới thanh đao của Đặng Hải Sơn. Đồng thời, họ phát hiện sự thật rằng, ông đã phạm vào một điều đại kỵ của nghề đao phủ.
Đó là từ xa xưa, những người làm nghề đao phủ đều tuân theo một số luật lệ bất thành văn. Ví du như đao thủ đều phải mài đao thật sắc bén trước khi hành hình tử tù để khiến phạm nhân giảm bớt đau đớn.
Một điều khác là đao phủ "ra tay" ở vị trí nhỏ nhất trên cổ phạm nhân và lần vung đảo phải chính xác, nhanh gọn để tử tù có cái chết êm ái, nhanh nhất. Điều đại kỵ khác mà đao phủ cần tránh là không được chém đầu quá 100 người. Nếu vượt quá con số đó thì đao phủ sẽ gặp báo ứng.
Vậy nên, nhiều người từ bỏ công việc đao phủ sau khi thi hành án tử đối với 99 tử tù. Thế nhưng, Đặng Hải Sơn lại vượt quá con số trên gấp 3 lần. Điều này được cho chính là lý do khiến ông gặp phải báo ứng vào những năm cuối đời.
Khi về già, Đặng Hải Sơn sống trong cô độc, bàn bè không ai dám kết giao. Thậm chí, không người phụ nữ nào dám lấy người đàn ông đoạt mạng hàng trăm người về làm chồng.
Đặng Hải Sơn từng xin vào một thiện đường - nơi làm những việc thiện thời Dân quốc nhưng bị từ chối vì lý do trên tay nhuốm máu của nhiều người nên không có tư cách vào thiện đường làm việc. Theo đó, Đặng Hải Sơn sống cô độc, không gia đình, vợ con rồi đến lúc qua đời cũng không có mấy người đến đưa tiễn hay lo hương khói sau này. Ảnh trong bài mang tính minh họa.
Mời độc giả xem video: Bất ngờ cuộc sống hoàng cung Trung Quốc khác xa với phim ảnh. Nguồn: Kienthuc.net.vn.