Người thực hiện án tử đối với tử tù ở Trung Quốc thời phong kiến được gọi là đao phủ. Những người làm công việc tước đi mạng sống của tử tù thường là những nam giới to cao vạm vỡ, tay cầm thanh đao lớn.Đao phủ hành hình tội phạm ở pháp trường trước sự chứng kiến của nhiều người. Khi đến giờ Ngọ, quan coi xử án sẽ cầm thẻ bài tử ném xuống đất, đao phủ sẽ bịt mắt tử tù.Kế đến, đao phủ sẽ cầm một bát rượu uống một rồi phun vào đao trước khi vung đao xử tử tù nhân đang quỳ và bị trói tay về phía sau. Với tính chất công việc liên quan đến sự sống - chết, nhiều người coi nghề đao phủ là tàn độc, dã man, thậm chí là xui xẻo. Do đó, không nhiều người muốn làm công việc này.Trên thực tế, những người làm đề đao phủ thường là những người làm nghề giết mổ gia súc như trâu, bò, lợn... Họ là những người khỏe mạnh, giỏi dùng dao.Thêm nữa, do không có nhiều người muốn làm đao phủ nên công việc này thường là cha truyền con nối từ đời này sang đời khác. Thanh đao nhiều khi được xem như một vật gia truyền trong gia đình có truyền thống làm nghề đao phủ.Theo đó, thế hệ đi trước sẽ dạy cho con cháu cách sử dụng đao một cách hiệu quả và thuần thục nhất. Để trở thành đao phủ, họ phải trải qua quá trình huấn luyện nghiêm khắc.Trong số này có việc họ phải thường xuyên luyện tập chém dưa bằng thanh đao to dài. Sau khi thuần thục, đao phủ có thể sử dụng đao điêu luyện để có thể tước đoạt mạng sống tử tù chỉ với một lần ra tay.Giống như nhiều công việc, đao phủ khi làm việc cũng tuân thủ một số quy định bất thành văn. Trong đó có việc khi hành hình, chỗ đao phủ hạ đao phải là vị trí nhỏ nhất ở trên cổ phạm nhân để giảm bớt đau đớn cho tử tù.Trước khi lên pháp trường, đao phủ đều phải mài đao thật sắc bén. Bởi loại đao mà họ dùng đều dễ dàng bị rỉ sét. Nếu muốn giảm bớt đau đớn, thống khổ cho phạm nhân thì bắt buộc cần phải mài sắc.Một đại kỵ khác mà đao phủ luôn tránh là không được hành hình quá 100 người. Họ thường hành hình 99 người rồi "rửa tay gác kiếm". Họ làm như vậy vì quan niệm nếu hành hình vượt quá 99 người thì sẽ gặp báo ứng, chuyện xui xẻo.Nhờ công việc tước đi mạng sống của tử tù, đao phủ có thu nhập khá hậu hĩnh. Ngoài tiền lương hàng tháng do triều đình chi trả, cứ mỗi phiên hành hình, họ có thể được gia đình phạm nhân hối lộ một khoản tiền để giúp người thân có cái chết nhanh chóng và êm ái. Nhờ những nguồn thu nhập trên, đao phủ có cuộc sống khá dư giả, không phải lo lắng chuyện tiền bạc.Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THĐT1.
Người thực hiện án tử đối với tử tù ở Trung Quốc thời phong kiến được gọi là đao phủ. Những người làm công việc tước đi mạng sống của tử tù thường là những nam giới to cao vạm vỡ, tay cầm thanh đao lớn.
Đao phủ hành hình tội phạm ở pháp trường trước sự chứng kiến của nhiều người. Khi đến giờ Ngọ, quan coi xử án sẽ cầm thẻ bài tử ném xuống đất, đao phủ sẽ bịt mắt tử tù.
Kế đến, đao phủ sẽ cầm một bát rượu uống một rồi phun vào đao trước khi vung đao xử tử tù nhân đang quỳ và bị trói tay về phía sau. Với tính chất công việc liên quan đến sự sống - chết, nhiều người coi nghề đao phủ là tàn độc, dã man, thậm chí là xui xẻo. Do đó, không nhiều người muốn làm công việc này.
Trên thực tế, những người làm đề đao phủ thường là những người làm nghề giết mổ gia súc như trâu, bò, lợn... Họ là những người khỏe mạnh, giỏi dùng dao.
Thêm nữa, do không có nhiều người muốn làm đao phủ nên công việc này thường là cha truyền con nối từ đời này sang đời khác. Thanh đao nhiều khi được xem như một vật gia truyền trong gia đình có truyền thống làm nghề đao phủ.
Theo đó, thế hệ đi trước sẽ dạy cho con cháu cách sử dụng đao một cách hiệu quả và thuần thục nhất. Để trở thành đao phủ, họ phải trải qua quá trình huấn luyện nghiêm khắc.
Trong số này có việc họ phải thường xuyên luyện tập chém dưa bằng thanh đao to dài. Sau khi thuần thục, đao phủ có thể sử dụng đao điêu luyện để có thể tước đoạt mạng sống tử tù chỉ với một lần ra tay.
Giống như nhiều công việc, đao phủ khi làm việc cũng tuân thủ một số quy định bất thành văn. Trong đó có việc khi hành hình, chỗ đao phủ hạ đao phải là vị trí nhỏ nhất ở trên cổ phạm nhân để giảm bớt đau đớn cho tử tù.
Trước khi lên pháp trường, đao phủ đều phải mài đao thật sắc bén. Bởi loại đao mà họ dùng đều dễ dàng bị rỉ sét. Nếu muốn giảm bớt đau đớn, thống khổ cho phạm nhân thì bắt buộc cần phải mài sắc.
Một đại kỵ khác mà đao phủ luôn tránh là không được hành hình quá 100 người. Họ thường hành hình 99 người rồi "rửa tay gác kiếm". Họ làm như vậy vì quan niệm nếu hành hình vượt quá 99 người thì sẽ gặp báo ứng, chuyện xui xẻo.
Nhờ công việc tước đi mạng sống của tử tù, đao phủ có thu nhập khá hậu hĩnh. Ngoài tiền lương hàng tháng do triều đình chi trả, cứ mỗi phiên hành hình, họ có thể được gia đình phạm nhân hối lộ một khoản tiền để giúp người thân có cái chết nhanh chóng và êm ái. Nhờ những nguồn thu nhập trên, đao phủ có cuộc sống khá dư giả, không phải lo lắng chuyện tiền bạc.
Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THĐT1.