Gia Cát Lượng (181 - 234), tự là Khổng Minh, hiệu Ngọa Long tiên sinh, là quân sư, nhà chính trị kiệt xuất nổi tiếng thời Tam quốc. Với trí tuệ uyên bác, lắm mưu nhiều kế và hết mực trung thành với Lưu Bị, Khổng Minh đã giúp quân chủ lập nên nhà Thục Hán và tạo ra thế vạc ba chân vững chắc.Khổng Minh trở thành một trong những công thần khai quốc của nhà Thục, được Lưu Bị tin tưởng và trọng dụng. Sau khi ổn định đất nước, năm 221, hoàng đế Lưu Bị đã phong cho Gia Cát Lượng chức Thừa tướng. Đây là chức quan có quyền lực chỉ dưới nhà vua.Hai năm sau, Lưu Bị lâm bệnh nặng và qua đời tại thành Bạch Đế. Trước khi chết, ông đã phó thác con trai cho Khổng Minh. Với tấm lòng tận trung báo quốc, "cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi", Gia Cát Lượng dốc sức phò tá giúp Lưu Thiện thuận lợi kế thừa ngai vàng.Do Lưu Thiện còn nhỏ tuổi nên Gia Cát Lượng nắm toàn quyền điều hành nhà Thục Hán. Nhờ vậy, Lưu Thiện không phải lo lắng nhiều chuyện quốc gia đại sự. Điều này cũng khiến một số người cho rằng, con trai Lưu Bị bất tài vô dụng, không có tài trị quốc. Nếu như không có Gia Cát Lượng phò tá thì nhà Thục đã sớm diệt vọng.Thế nhưng, sau khi Gia Cát Lượng lâm bệnh và qua đời ở tuổi 54 tại gò Ngũ Trượng, Lưu Thiện đã có hành động cho thấy bản thân là "đại trí giả ngu". Sở dĩ như vậy là vì sau khi Khổng Minh chết, vị trí Thừa tướng bị bỏ trông nhưng Lưu Thiện nhất quyết không chọn ai giữ chức vụ này.Thay vào đó, Lưu Thiện lập ra 2 chức quan là: Đại tư mã và Đại tướng quân lần lượt phụ trách chính sự và quân đội. Quyết định này cho thấy Lưu Thiện vô cùng thông minh, không hề ngốc nghếch như nhiều người vẫn nghĩ.Lý giải quyết định không lập ai làm Thừa tướng sau khi Gia Cát Lượng qua đời, các nhà nghiên cứu lịch sử cho rằng, Lưu Thiện có 3 lý do để làm như vậy. Đầu tiên là vì con trai Lưu Bị muốn bày tỏ sự tôn trọng và thương tiếc đối với Gia Cát Lượng. Suốt cả cuộc đời, Khổng Minh tận trung phò tá 2 cha con Lưu Bị và Lưu Thiện.Đến tận lúc chết, Gia Cát Lượng vẫn canh cánh trong lòng khi chưa thể giúp quân chủ và nhà Thục Hán thống nhất thiên hạ. Nếu không có Khổng Minh, Lưu Thiện cũng khó có thể ngồi vững trên ngai vàng suốt nhiều năm. Do đó, Lưu Thiện truy tặng ấn thụ Thừa tướng Vũ Hương hầu, thụy hiệu Trung Vũ hầu cho Gia Cát Lượng sau khi ông mất. Chi tiết này ngầm cho thấy vị trí Thừa tướng chỉ thuộc về Khổng Minh.Lý do thứ hai được cho là vì Lưu Thiện biết rõ quyền lực của Thừa tướng rất lớn. Nếu chọn một đại thần giữ chức quan này thay thế Gia Cát Lượng thì có thể khiến nhà Thục "lung lay". Bởi lẽ, Lưu Thiện không thể hoàn toàn tin tưởng Thừa tướng mới sẽ một lòng tận trung với ông cũng như nhà Thục giống như Khổng Minh đã làm.Một khi Thừa tướng mới có dã tâm, thao túng quyền lực thì sẽ khiến nhà Thục Hán rối loạn. Nhân cơ hội đó, Tào Ngụy và Đông Ngô có thể tấn công, tiêu diệt nhà Thục. Do đó, Lưu Thiện lập 2 chức quan: Đại tư mã và Đại tướng quân để phân quyền, tránh xảy ra tình huống bị đại thần kìm kẹp, khống chế.Lý do thứ ba là Lưu Thiện có nhiều năm quan sát tất cả văn võ bá quan trong triều và nhận thấy triều đình có nhiều nhân tài như Tưởng Uyển, Phí Y, Đổng Doãn... nhưng không có tài năng, bản lĩnh và có thể lập công như Gia Cát Lượng. Vì vậy, việc Lưu Thiện bỏ trống chức vụ Thừa tướng cho thấy sự khôn ngoan của một bậc đế vương. Ảnh trong bài mang tính minh họa.Mời độc giả xem video: Mê mẩn khu phố ở Trung Quốc ngập tràn thú nhồi bông gấu trúc.
Gia Cát Lượng (181 - 234), tự là Khổng Minh, hiệu Ngọa Long tiên sinh, là quân sư, nhà chính trị kiệt xuất nổi tiếng thời Tam quốc. Với trí tuệ uyên bác, lắm mưu nhiều kế và hết mực trung thành với Lưu Bị, Khổng Minh đã giúp quân chủ lập nên nhà Thục Hán và tạo ra thế vạc ba chân vững chắc.
Khổng Minh trở thành một trong những công thần khai quốc của nhà Thục, được Lưu Bị tin tưởng và trọng dụng. Sau khi ổn định đất nước, năm 221, hoàng đế Lưu Bị đã phong cho Gia Cát Lượng chức Thừa tướng. Đây là chức quan có quyền lực chỉ dưới nhà vua.
Hai năm sau, Lưu Bị lâm bệnh nặng và qua đời tại thành Bạch Đế. Trước khi chết, ông đã phó thác con trai cho Khổng Minh. Với tấm lòng tận trung báo quốc, "cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi", Gia Cát Lượng dốc sức phò tá giúp Lưu Thiện thuận lợi kế thừa ngai vàng.
Do Lưu Thiện còn nhỏ tuổi nên Gia Cát Lượng nắm toàn quyền điều hành nhà Thục Hán. Nhờ vậy, Lưu Thiện không phải lo lắng nhiều chuyện quốc gia đại sự. Điều này cũng khiến một số người cho rằng, con trai Lưu Bị bất tài vô dụng, không có tài trị quốc. Nếu như không có Gia Cát Lượng phò tá thì nhà Thục đã sớm diệt vọng.
Thế nhưng, sau khi Gia Cát Lượng lâm bệnh và qua đời ở tuổi 54 tại gò Ngũ Trượng, Lưu Thiện đã có hành động cho thấy bản thân là "đại trí giả ngu". Sở dĩ như vậy là vì sau khi Khổng Minh chết, vị trí Thừa tướng bị bỏ trông nhưng Lưu Thiện nhất quyết không chọn ai giữ chức vụ này.
Thay vào đó, Lưu Thiện lập ra 2 chức quan là: Đại tư mã và Đại tướng quân lần lượt phụ trách chính sự và quân đội. Quyết định này cho thấy Lưu Thiện vô cùng thông minh, không hề ngốc nghếch như nhiều người vẫn nghĩ.
Lý giải quyết định không lập ai làm Thừa tướng sau khi Gia Cát Lượng qua đời, các nhà nghiên cứu lịch sử cho rằng, Lưu Thiện có 3 lý do để làm như vậy. Đầu tiên là vì con trai Lưu Bị muốn bày tỏ sự tôn trọng và thương tiếc đối với Gia Cát Lượng. Suốt cả cuộc đời, Khổng Minh tận trung phò tá 2 cha con Lưu Bị và Lưu Thiện.
Đến tận lúc chết, Gia Cát Lượng vẫn canh cánh trong lòng khi chưa thể giúp quân chủ và nhà Thục Hán thống nhất thiên hạ. Nếu không có Khổng Minh, Lưu Thiện cũng khó có thể ngồi vững trên ngai vàng suốt nhiều năm. Do đó, Lưu Thiện truy tặng ấn thụ Thừa tướng Vũ Hương hầu, thụy hiệu Trung Vũ hầu cho Gia Cát Lượng sau khi ông mất. Chi tiết này ngầm cho thấy vị trí Thừa tướng chỉ thuộc về Khổng Minh.
Lý do thứ hai được cho là vì Lưu Thiện biết rõ quyền lực của Thừa tướng rất lớn. Nếu chọn một đại thần giữ chức quan này thay thế Gia Cát Lượng thì có thể khiến nhà Thục "lung lay". Bởi lẽ, Lưu Thiện không thể hoàn toàn tin tưởng Thừa tướng mới sẽ một lòng tận trung với ông cũng như nhà Thục giống như Khổng Minh đã làm.
Một khi Thừa tướng mới có dã tâm, thao túng quyền lực thì sẽ khiến nhà Thục Hán rối loạn. Nhân cơ hội đó, Tào Ngụy và Đông Ngô có thể tấn công, tiêu diệt nhà Thục. Do đó, Lưu Thiện lập 2 chức quan: Đại tư mã và Đại tướng quân để phân quyền, tránh xảy ra tình huống bị đại thần kìm kẹp, khống chế.
Lý do thứ ba là Lưu Thiện có nhiều năm quan sát tất cả văn võ bá quan trong triều và nhận thấy triều đình có nhiều nhân tài như Tưởng Uyển, Phí Y, Đổng Doãn... nhưng không có tài năng, bản lĩnh và có thể lập công như Gia Cát Lượng. Vì vậy, việc Lưu Thiện bỏ trống chức vụ Thừa tướng cho thấy sự khôn ngoan của một bậc đế vương. Ảnh trong bài mang tính minh họa.
Mời độc giả xem video: Mê mẩn khu phố ở Trung Quốc ngập tràn thú nhồi bông gấu trúc.