Năm 2014, người dân ở Madagascar đối mặt với đại dịch châu chấu tồi tệ nhất trong 60 năm qua. Hàng tỷ con châu chấu trên bầu trời giống những đám mây đen dày đặc tàn phá khoảng 2/3 diện tích Madagascar.Do thức ăn của châu chấu là thực vật nên chúng tàn phá mọi loại cây cối mà chúng gặp trên đường đi. Theo đó, nhiều loại cây trồng của người dân bị đàn châu chấu ăn sạch.Để tiêu diệt đàn châu chấu, chính phủ Madagascar thực hiện biện pháp rải thuốc sâu bằng trực thăng. Người dân ở một số địa phương còn đốt những đống lửa lớn để xua đuổi, tiêu diệt châu chấu.Dù vậy, hậu quả mà đàn châu chấu gây ra là vô cùng nghiêm trọng khi phá hủy cân bằng sinh thái trên hòn đảo và tàn phá mùa màng.Trước đó, vào cuối năm 2010, người dân ở Australia đối mặt với những đàn châu chấu khổng lồ. Hàng tỷ con châu chấu phá hủy các cánh đồng ngũ cốc, hoa màu của người dân.Theo các chuyên gia, đại dịch châu chấu phá hủy diện tích lên tới gần 500.000 km2 ở Australia.Sự xuất hiện của những đàn châu chấu khổng lồ còn ảnh hưởng tới các hoạt động thường nhật của người dân Australia trong thời gian dài trước khi bị tiêu diệt hoàn toàn.Vào năm 2004, đại dịch châu chấu xuất hiện ở Tây Phi gây ra tình trạng khủng hoảng lương thực. Những nơi chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của đại dịch châu chấu là Senegal và Mali.Theo thông tin của một quan chức Mali, 42 đàn châu chấu xuất hiện với mỗi đàn có khoảng 80 triệu con.Với số lượng lớn như vậy, đàn châu chấu có thể phá hủy mùa màng, cây cối ở một khu vực rộng lớn chỉ trong thời gian ngắn. Phun thuốc diệt côn trùng là giải pháp hiệu quả nhất được giới chức Mali thực hiện để "xóa sổ" các đàn châu chấu.
video: Giữa đại dịch virus Corona, người dân vẫn thản nhiên đi Hội (nguồn: VTC16)
Năm 2014, người dân ở Madagascar đối mặt với đại dịch châu chấu tồi tệ nhất trong 60 năm qua. Hàng tỷ con châu chấu trên bầu trời giống những đám mây đen dày đặc tàn phá khoảng 2/3 diện tích Madagascar.
Do thức ăn của châu chấu là thực vật nên chúng tàn phá mọi loại cây cối mà chúng gặp trên đường đi. Theo đó, nhiều loại cây trồng của người dân bị đàn châu chấu ăn sạch.
Để tiêu diệt đàn châu chấu, chính phủ Madagascar thực hiện biện pháp rải thuốc sâu bằng trực thăng. Người dân ở một số địa phương còn đốt những đống lửa lớn để xua đuổi, tiêu diệt châu chấu.
Dù vậy, hậu quả mà đàn châu chấu gây ra là vô cùng nghiêm trọng khi phá hủy cân bằng sinh thái trên hòn đảo và tàn phá mùa màng.
Trước đó, vào cuối năm 2010, người dân ở Australia đối mặt với những đàn châu chấu khổng lồ. Hàng tỷ con châu chấu phá hủy các cánh đồng ngũ cốc, hoa màu của người dân.
Theo các chuyên gia, đại dịch châu chấu phá hủy diện tích lên tới gần 500.000 km2 ở Australia.
Sự xuất hiện của những đàn châu chấu khổng lồ còn ảnh hưởng tới các hoạt động thường nhật của người dân Australia trong thời gian dài trước khi bị tiêu diệt hoàn toàn.
Vào năm 2004, đại dịch châu chấu xuất hiện ở Tây Phi gây ra tình trạng khủng hoảng lương thực. Những nơi chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của đại dịch châu chấu là Senegal và Mali.
Theo thông tin của một quan chức Mali, 42 đàn châu chấu xuất hiện với mỗi đàn có khoảng 80 triệu con.
Với số lượng lớn như vậy, đàn châu chấu có thể phá hủy mùa màng, cây cối ở một khu vực rộng lớn chỉ trong thời gian ngắn. Phun thuốc diệt côn trùng là giải pháp hiệu quả nhất được giới chức Mali thực hiện để "xóa sổ" các đàn châu chấu.
video: Giữa đại dịch virus Corona, người dân vẫn thản nhiên đi Hội (nguồn: VTC16)