Uzbekistan có một vùng sa mạc rộng lớn được gọi là Moynaq, nổi tiếng với nghĩa địa tàu thuyền gồm hàng trăm con tàu chết nằm rải rác trên biển cát.Do có hàng trăm tàu chết nằm ở giữa sa mạc nên nơi đây còn được gọi là nghĩa địa tàu biển Moynaq.Nơi đây cách bờ biển Aral khoảng 150 km. Biển Aral từng là một biển kín (không tiếp giáp đại dương hay biển khác), lớn thứ 4 trên thế giới. Biển này do 2 dòng sông Amu Darya và Syr Darya tạo thành.Tuy nhiên, vào những năm 1930, Liên Xô xây dựng một hệ thống kênh thủy lợi rất lớn lấy nước từ hai con sông Amu và Syr để phục vụ nông nghiệp.Chính công trình thủy lợi này đã khiến biển Aral khô cạn sau vài thập kỷ đi vào hoạt động.Đây được coi là một trong những thảm họa môi trường tồi tệ nhất lịch sử nhân loại.Hiện hàng chục con tàu tại nghĩa địa đặc biệt này đang bị phá hủy, hoen rỉ do thời tiết nắng nóng như thiêu đốt của sa mạc.Do biển Aral bị thu hẹp diện tích khoảng 10% so với ban đầu nên khiến nhiều loài cá biến mất. Ngư dân sống ở khu vực thành phố Mo’ynaq gần đó lần lượt bỏ đi do biển biến mất cũng như sản lượng đánh bắt cá ngày càng thấp. Theo thời gian, nơi đây trở thành một thị trấn hoang vắng, dần dần bị sa mạc hóa.Nhiều nhà máy đóng hộp cá cũng buộc phải đóng cửa.
Uzbekistan có một vùng sa mạc rộng lớn được gọi là Moynaq, nổi tiếng với nghĩa địa tàu thuyền gồm hàng trăm con tàu chết nằm rải rác trên biển cát.
Do có hàng trăm tàu chết nằm ở giữa sa mạc nên nơi đây còn được gọi là nghĩa địa tàu biển Moynaq.
Nơi đây cách bờ biển Aral khoảng 150 km. Biển Aral từng là một biển kín (không tiếp giáp đại dương hay biển khác), lớn thứ 4 trên thế giới. Biển này do 2 dòng sông Amu Darya và Syr Darya tạo thành.
Tuy nhiên, vào những năm 1930, Liên Xô xây dựng một hệ thống kênh thủy lợi rất lớn lấy nước từ hai con sông Amu và Syr để phục vụ nông nghiệp.
Chính công trình thủy lợi này đã khiến biển Aral khô cạn sau vài thập kỷ đi vào hoạt động.
Đây được coi là một trong những thảm họa môi trường tồi tệ nhất lịch sử nhân loại.
Hiện hàng chục con tàu tại nghĩa địa đặc biệt này đang bị phá hủy, hoen rỉ do thời tiết nắng nóng như thiêu đốt của sa mạc.
Do biển Aral bị thu hẹp diện tích khoảng 10% so với ban đầu nên khiến nhiều loài cá biến mất. Ngư dân sống ở khu vực thành phố Mo’ynaq gần đó lần lượt bỏ đi do biển biến mất cũng như sản lượng đánh bắt cá ngày càng thấp. Theo thời gian, nơi đây trở thành một thị trấn hoang vắng, dần dần bị sa mạc hóa.
Nhiều nhà máy đóng hộp cá cũng buộc phải đóng cửa.