Ngày 17/1/1803, một tử tù trẻ tuổi có tên George Forster bị treo cổ tại trại giam Newgate ở London, Anh. Sau vụ hành hình trên, giống như nhiều trường hợp tương tự, xác tử tù này được đưa khắp thành phố đến Đại học Phẫu thuật Hoàng gia để thực hiện thí nghiệm rùng rợn.Cụ thể, xác tử tù Forster như nhiều trường hợp khác được mổ xẻ công khai. Không dừng lại ở đó, thi thể của Forster còn bị kích thích bằng dòng điện.Viết về thí nghiệm này, tờ Times viết: "Khi dòng điện đầu tiên truyền vào khuôn mặt, phần hàm của xác chết bắt đầu run rẩy, các cơ liền kề méo mó dữ dội, và một con mắt thật sự mở ra. Kế đến, tay bên phải nâng lên và siết chặt, còn chân và đùi di chuyển".Mục đích thí nghiệm là nhằm hồi sinh xác chết bằng dòng điện. Những thí nghiệm hãi hùng như thế này được nhà triết học về tự nhiên Giovanni Aldini (Italy) thực hiện.Điều này xuất phát từ việc Giovanni phát hiện ra cái gọi là “điện sinh vật” vào năm 1780. Cụ thể, nhà triết học Giovanni thực hiện thí nghiệm kích thích thần kinh cơ, trong đó có việc truyền dẫn điện vào đùi ếch trước khi rút ra kết luận rằng cơ thể sinh vật tồn tại một dòng điện.Một số người khi chứng kiến thí nghiệm hãi hùng tử thi đang chuẩn bị sống lại không khỏi kinh hãi, thậm chí có người ngất xỉu.Chính quan niệm có thể hồi sinh người chết bằng dòng điện đã truyền cảm hứng cho nữ tác giả Mary Wollstonecraft Shelley sáng tác nên cuốn tiểu thuyết về quái vật Frankenstein do con người tạo ra.Chính vì điều này, người dân thời ấy quen thuộc với khái niệm có đưa người chết "cải tử hoàn sinh" bằng dòng điện.Tuy nhiên, cho đến nay, các chuyên gia vẫn chưa thể tìm ra được cách hồi sinh sự sống cho người chết bằng dòng điện như trong cuốn tiểu thuyết về quái vật Frankenstein.Mời độc giả xem video: Thí nghiệm thuốc chống ung thư từ bạc (nguồn: VTC14)
Ngày 17/1/1803, một tử tù trẻ tuổi có tên George Forster bị treo cổ tại trại giam Newgate ở London, Anh. Sau vụ hành hình trên, giống như nhiều trường hợp tương tự, xác tử tù này được đưa khắp thành phố đến Đại học Phẫu thuật Hoàng gia để thực hiện thí nghiệm rùng rợn.
Cụ thể, xác tử tù Forster như nhiều trường hợp khác được mổ xẻ công khai. Không dừng lại ở đó, thi thể của Forster còn bị kích thích bằng dòng điện.
Viết về thí nghiệm này, tờ Times viết: "Khi dòng điện đầu tiên truyền vào khuôn mặt, phần hàm của xác chết bắt đầu run rẩy, các cơ liền kề méo mó dữ dội, và một con mắt thật sự mở ra. Kế đến, tay bên phải nâng lên và siết chặt, còn chân và đùi di chuyển".
Mục đích thí nghiệm là nhằm hồi sinh xác chết bằng dòng điện. Những thí nghiệm hãi hùng như thế này được nhà triết học về tự nhiên Giovanni Aldini (Italy) thực hiện.
Điều này xuất phát từ việc Giovanni phát hiện ra cái gọi là “điện sinh vật” vào năm 1780. Cụ thể, nhà triết học Giovanni thực hiện thí nghiệm kích thích thần kinh cơ, trong đó có việc truyền dẫn điện vào đùi ếch trước khi rút ra kết luận rằng cơ thể sinh vật tồn tại một dòng điện.
Một số người khi chứng kiến thí nghiệm hãi hùng tử thi đang chuẩn bị sống lại không khỏi kinh hãi, thậm chí có người ngất xỉu.
Chính quan niệm có thể hồi sinh người chết bằng dòng điện đã truyền cảm hứng cho nữ tác giả Mary Wollstonecraft Shelley sáng tác nên cuốn tiểu thuyết về quái vật Frankenstein do con người tạo ra.
Chính vì điều này, người dân thời ấy quen thuộc với khái niệm có đưa người chết "cải tử hoàn sinh" bằng dòng điện.
Tuy nhiên, cho đến nay, các chuyên gia vẫn chưa thể tìm ra được cách hồi sinh sự sống cho người chết bằng dòng điện như trong cuốn tiểu thuyết về quái vật Frankenstein.
Mời độc giả xem video: Thí nghiệm thuốc chống ung thư từ bạc (nguồn: VTC14)