Lưu Nga là người Thái Nguyên, dù sinh ra trong gia đình quan chức nhưng do cha mẹ mất sớm nên được bà ngoại nuôi dưỡng. Lưu Nga thông minh, được học chữ, học đàn hát tại nhà bà ngoại, trở thành ca kỹ nhỏ tuổi có tiếng. Sau này do gia đình nghèo khó nên phải lấy một thợ thủ công. Ảnh: image. baidu.com.Nhà chồng của Lưu Nga cũng rất nghèo khó, nên hai vợ chồng lưu lạc đến Khai Phong, mưu sinh bằng việc ca hát mãi nghệ của Lưu Nga, nhưng thu nhập không nhiều nên chồng của bà dự định bán Lưu Nga đi. Sau này thuộc hạ của Triệu Tuyên (con thứ ba của Tống Thái Tông) phát hiện nhan sắc tuyệt trần của Lưu Nga, nên đã mua bà về tặng cho Triệu Tuyên. Lưu Nga xinh đẹp lại đa tài đa nghệ, Triệu Tuyên vừa nhìn thấy đã vô cùng mê đắm, từ đó ngày nào cũng quyến luyến bên bà. Ảnh: image.baidu.com. Khi Tống Thái Tông biết việc này, đã ra lệnh đuổi Lưu Nga đi, nhưng Triệu Tuyên không đành lòng nên giấu bà tại nhà của Trương Thích và lén lút qua lại. Dưới sự sắp xếp của Tống Thái Tông, Triêu Tuyên lấy vợ và được phong làm Thái tử, nhưng vẫn không quên được Lưu Nga. Năm công nguyên 997, Thái Tông qua đời, Triệu Tuyên kế vị, lấy hiệu là Tống Chân Tông và triệu Lưu Nga vào cung. Ảnh: image.baidu.comKhi mới vào cung, Lưu Nga không có danh phận, dù được Chân Tông sủng ái nhưng bà không tranh giành với các hậu phi, nên tạo được mối quan hệ tốt đẹp. Bảy năm sau, bà được phong làm Tứ phẩm mỹ nhân, Tu nghi, Đức Phi. Năm 1007, Quách Hoàng hậu qua đời, Chân Tông muốn lập Lưu Nga làm hoàng hậu nhưng bị quần thần phản đối. Năm năm sau, Chân Tông không cần thông qua ý kiến của triều thần, tự động phong cho Lưu Nga làm Hoàng hâu. Cuối cùng khi 44 tuổi, Lưu Nga cũng có được vinh quang trong cuộc đời. Ảnh: image.baidu.com.Khi làm Hoàng hâu, Lưu Nga vẫn giống như trước đây, đối xử rất tốt với các phi tần trong cung. Lưu Nga không có con nên Chân Tông và Lưu Nga đã lập ra kế “mang thai giả”, Chân Tông sủng hạnh thị nữ của Lưu Nga. Khi thị nữ này sinh con (Tống Nhân Tông sau này), Lưu Nga liền mang đi ngay, và tuyên bố do mình sinh ra. Dù không phải con ruột, nhưng Lưu Nga rất yêu thương và tận tụy giáo dục con, tình cảm hai mẹ con rất sâu sắc. Ảnh: image.baidu.com. Lưu Nga có học thức hơn người, thông hiểu lịch sử kim cổ, sắp xếp, tổ chức, xử lý việc hậu cung chu đáo, chưa bao giờ mắc sai lầm nào. Chân Tông mỗi ngày đều phải duyệt tấu chương, dù có muộn đến đâu thì Lưu Nga vẫn luôn bên cạnh hầu hạ và bà còn dùng kiến thức của mình để gợi ý cho Chân Tông. Chân Tông càng ngày càng coi trọng và tin tưởng bà, khi đi tuần hành bên ngoài cũng mang theo bà. Sau này Chân Tông mắc bệnh nặng, không thể thượng triều, việc triều chính cơ bản đều do Lưu Nga xử lý. Ảnh: image.baidu.com. Năm 1022, Tống Chân Tông băng hà, tiểu hoàng đế Tống Nhân Tông 11 tuổi lên ngôi. Thái hậu Lưu Nga chính thức lâm triều nhiếp chính, cho đến năm 1033 khi bà qua đời thì Tống Nhân Tống mới chính thức nắm quyền. Ảnh: image.baidu.com.Thành tích chính trị của bà là giúp Tống Nhân Tân ổn định triều chính. Khi Nhân Tông kế vị, mẹ góa con côi, quyền thần Đinh Vị, Tào Lợi Dụng phát sinh dã tâm, muốn khống chế mẹ con Lưu Nga. Nhưng Lưu Nga đã kết hợp với các triều thần, thu thập bằng chứng bất hợp pháp của bọn họ, sau đó giáng chức đuổi ra khỏi triều đình. Ảnh: image.baidu.com.
Lưu Nga là người Thái Nguyên, dù sinh ra trong gia đình quan chức nhưng do cha mẹ mất sớm nên được bà ngoại nuôi dưỡng. Lưu Nga thông minh, được học chữ, học đàn hát tại nhà bà ngoại, trở thành ca kỹ nhỏ tuổi có tiếng. Sau này do gia đình nghèo khó nên phải lấy một thợ thủ công. Ảnh: image. baidu.com.
Nhà chồng của Lưu Nga cũng rất nghèo khó, nên hai vợ chồng lưu lạc đến Khai Phong, mưu sinh bằng việc ca hát mãi nghệ của Lưu Nga, nhưng thu nhập không nhiều nên chồng của bà dự định bán Lưu Nga đi. Sau này thuộc hạ của Triệu Tuyên (con thứ ba của Tống Thái Tông) phát hiện nhan sắc tuyệt trần của Lưu Nga, nên đã mua bà về tặng cho Triệu Tuyên. Lưu Nga xinh đẹp lại đa tài đa nghệ, Triệu Tuyên vừa nhìn thấy đã vô cùng mê đắm, từ đó ngày nào cũng quyến luyến bên bà. Ảnh: image.baidu.com.
Khi Tống Thái Tông biết việc này, đã ra lệnh đuổi Lưu Nga đi, nhưng Triệu Tuyên không đành lòng nên giấu bà tại nhà của Trương Thích và lén lút qua lại. Dưới sự sắp xếp của Tống Thái Tông, Triêu Tuyên lấy vợ và được phong làm Thái tử, nhưng vẫn không quên được Lưu Nga. Năm công nguyên 997, Thái Tông qua đời, Triệu Tuyên kế vị, lấy hiệu là Tống Chân Tông và triệu Lưu Nga vào cung. Ảnh: image.baidu.com
Khi mới vào cung, Lưu Nga không có danh phận, dù được Chân Tông sủng ái nhưng bà không tranh giành với các hậu phi, nên tạo được mối quan hệ tốt đẹp. Bảy năm sau, bà được phong làm Tứ phẩm mỹ nhân, Tu nghi, Đức Phi. Năm 1007, Quách Hoàng hậu qua đời, Chân Tông muốn lập Lưu Nga làm hoàng hậu nhưng bị quần thần phản đối. Năm năm sau, Chân Tông không cần thông qua ý kiến của triều thần, tự động phong cho Lưu Nga làm Hoàng hâu. Cuối cùng khi 44 tuổi, Lưu Nga cũng có được vinh quang trong cuộc đời. Ảnh: image.baidu.com.
Khi làm Hoàng hâu, Lưu Nga vẫn giống như trước đây, đối xử rất tốt với các phi tần trong cung. Lưu Nga không có con nên Chân Tông và Lưu Nga đã lập ra kế “mang thai giả”, Chân Tông sủng hạnh thị nữ của Lưu Nga. Khi thị nữ này sinh con (Tống Nhân Tông sau này), Lưu Nga liền mang đi ngay, và tuyên bố do mình sinh ra. Dù không phải con ruột, nhưng Lưu Nga rất yêu thương và tận tụy giáo dục con, tình cảm hai mẹ con rất sâu sắc. Ảnh: image.baidu.com.
Lưu Nga có học thức hơn người, thông hiểu lịch sử kim cổ, sắp xếp, tổ chức, xử lý việc hậu cung chu đáo, chưa bao giờ mắc sai lầm nào. Chân Tông mỗi ngày đều phải duyệt tấu chương, dù có muộn đến đâu thì Lưu Nga vẫn luôn bên cạnh hầu hạ và bà còn dùng kiến thức của mình để gợi ý cho Chân Tông. Chân Tông càng ngày càng coi trọng và tin tưởng bà, khi đi tuần hành bên ngoài cũng mang theo bà. Sau này Chân Tông mắc bệnh nặng, không thể thượng triều, việc triều chính cơ bản đều do Lưu Nga xử lý. Ảnh: image.baidu.com.
Năm 1022, Tống Chân Tông băng hà, tiểu hoàng đế Tống Nhân Tông 11 tuổi lên ngôi. Thái hậu Lưu Nga chính thức lâm triều nhiếp chính, cho đến năm 1033 khi bà qua đời thì Tống Nhân Tống mới chính thức nắm quyền. Ảnh: image.baidu.com.
Thành tích chính trị của bà là giúp Tống Nhân Tân ổn định triều chính. Khi Nhân Tông kế vị, mẹ góa con côi, quyền thần Đinh Vị, Tào Lợi Dụng phát sinh dã tâm, muốn khống chế mẹ con Lưu Nga. Nhưng Lưu Nga đã kết hợp với các triều thần, thu thập bằng chứng bất hợp pháp của bọn họ, sau đó giáng chức đuổi ra khỏi triều đình. Ảnh: image.baidu.com.