Lâm Đồng, nối thị trấn Đạ M'ri, huyện Đạ Huoai với thành phố Bảo Lộc, đèo Bảo Lộc còn có tên gọi là Đèo B'Lao, là một trong những con đèo huyền thoại trên đất nước Việt Nam.Lịch sử đèo Bảo Lộc gắn liền với con đường dẫn đến khu nghỉ dưỡng Đông Dương ở Đà Lạt vào đầu thế kỷ 20. Con đường này ban đầu rộng 4m trải đá được khởi công vào tháng 11/1926 và hoàn thành ngày 31/5/1927.Trong 200 ngày đêm dùng cuốc xẻng làm đường giữa chốn rừng thiêng nước độc, nhiều dân phu đã bỏ mạng vì bệnh tật, tai nạn hoặc bị thú dữ ăn thịt, xác của họ bị vùi lấp ở dọc đường thành những nấm đất hoang tàn không mộ chí.Đến năm 1973, đèo Bảo Lộc được xây dựng dựa trên tuyến đường núi cũ. Đèo dài 10 km, có khoảng 108 khúc cua hiểm trở, trải dài từ độ cao 350 mét (chân đèo) cho đến độ cao 980 mét (đỉnh đèo).Đây được coi là con đèo nguy hiểm nhất Tây Nguyên với một bên là đồi núi và vách đá dựng đứng còn một nơi là vực thẳm, đường lại hẹp chỉ có hai làn xe. Mỗi năm có rất nhiều vụ tai nạn chết người xảy ra trên đèo, đa số là do xe rơi xuống vực thẳm.Đèo Bảo Lộc còn có tên gọi khác là đèo Ba Cô, gắn liền với miếu Ba Cô nằm bên một một khúc cua giữa đèo. Chuyện về ngôi miếu này bắt đầu từ một vụ tai nạn làm ba cô sinh viên tên là Loan, Hòa, Thảo tử nạn năm 1975, khi xe lao xuống vực trên đường về quê nhà Bảo Lộc.Tương truyền, không lâu sau đó có một xe du lịch lên Đà Lạt chạy tới khúc cua này cũng lao xuống vực. Trong đoàn có bốn người sống sót gồm một chàng thanh niên và ba cô gái. Dù rất yếu sau vụ tai nạn nhưng cả bốn người đều cố động viên lẫn nhau để cùng leo lên tới mặt đường.Do chàng trai bị nặng hơn nên được ba cô gái dìu lên. Khi lên tới mặt đường, chàng trai đã ngất xỉu. Khi tỉnh dậy, chàng thấy mình nằm trong bệnh viện nhưng khi hỏi về ba cô gái kia thì không ai hay. Những người có mặt ở hiện trường cũng khẳng định không có cô gái nào còn sống cả.Điều đặt biệt các cô gái được miêu tả rất giống với ba cô gái bị tử nạn lúc trước. Người ta cho rằng vì chết quá trẻ nên oan hồn của ba cô cứ vất vưởng trên đèo và khi gặp trường hợp tai nạn tương tự đã hiển linh giúp đỡ chàng trai trẻ trở thành người duy nhất thoát chết.Sau đó người dân nơi đây đã lập một ngôi miếu để cầu siêu cho linh hồn của những người chết oan vì tai nạn xe cộ và nhất là oan hồn của ba cô gái trẻ, và cầu an cho những khách bộ hành có việc khi đi ngang qua đoạn đường đèo này.Không chỉ đoạt mạng người bằng sự khắc nghiệt của thiên nhiên hay những cung đường nguy hiểm, đèo Bảo Lộc còn là một chiến trường khốc liệt trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp – Mỹ.Một nhà bia đã được dựng để tưởng nhớ những chiến sĩ đã ngã xuống trên con đèo này. Thông tin trên bia đá cho biết, những trận đánh lớn đã diễn ra trên đèo vào các năm 1945, 1965, 1968 và 1972.Trong suốt nhiều thập niên, dọc theo tuyến đèo Bảo Lộc có vô vàn miếu thờ và những nấm mộ hoang. Khi đường đèo được nâng cấp mở rộng, những công trình đau thương này đã được di dời phần lớn. Tuyến đường đèo cũng trở nên an toàn hơn và trở thành cung đường đẹp khiến lòng người mê mẩn.Khi đi vào buổi sáng sớm, du khách sẽ có cơ hội chứng kiến cảnh tượng màn sương mờ bao trùm khiến toàn bộ núi rừng thấm đẫm vẻ huyền ảo.Khi trời trong, du khách sẽ choáng ngợp trước sự kỳ vĩ của những dãy núi trùng điệp, nổi bật trong đó là dãy núi Lu Bu.Cảnh sắc thiên nhiên trên đèo rất thơ mộng với nhiều dòng suối nhỏ, vô số loài cây hoa dại đua nhau khoe sắc giữa đất trời…Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt nam quê hương tôi.
Lâm Đồng, nối thị trấn Đạ M'ri, huyện Đạ Huoai với thành phố Bảo Lộc, đèo Bảo Lộc còn có tên gọi là Đèo B'Lao, là một trong những con đèo huyền thoại trên đất nước Việt Nam.
Lịch sử đèo Bảo Lộc gắn liền với con đường dẫn đến khu nghỉ dưỡng Đông Dương ở Đà Lạt vào đầu thế kỷ 20. Con đường này ban đầu rộng 4m trải đá được khởi công vào tháng 11/1926 và hoàn thành ngày 31/5/1927.
Trong 200 ngày đêm dùng cuốc xẻng làm đường giữa chốn rừng thiêng nước độc, nhiều dân phu đã bỏ mạng vì bệnh tật, tai nạn hoặc bị thú dữ ăn thịt, xác của họ bị vùi lấp ở dọc đường thành những nấm đất hoang tàn không mộ chí.
Đến năm 1973, đèo Bảo Lộc được xây dựng dựa trên tuyến đường núi cũ. Đèo dài 10 km, có khoảng 108 khúc cua hiểm trở, trải dài từ độ cao 350 mét (chân đèo) cho đến độ cao 980 mét (đỉnh đèo).
Đây được coi là con đèo nguy hiểm nhất Tây Nguyên với một bên là đồi núi và vách đá dựng đứng còn một nơi là vực thẳm, đường lại hẹp chỉ có hai làn xe. Mỗi năm có rất nhiều vụ tai nạn chết người xảy ra trên đèo, đa số là do xe rơi xuống vực thẳm.
Đèo Bảo Lộc còn có tên gọi khác là đèo Ba Cô, gắn liền với miếu Ba Cô nằm bên một một khúc cua giữa đèo. Chuyện về ngôi miếu này bắt đầu từ một vụ tai nạn làm ba cô sinh viên tên là Loan, Hòa, Thảo tử nạn năm 1975, khi xe lao xuống vực trên đường về quê nhà Bảo Lộc.
Tương truyền, không lâu sau đó có một xe du lịch lên Đà Lạt chạy tới khúc cua này cũng lao xuống vực. Trong đoàn có bốn người sống sót gồm một chàng thanh niên và ba cô gái. Dù rất yếu sau vụ tai nạn nhưng cả bốn người đều cố động viên lẫn nhau để cùng leo lên tới mặt đường.
Do chàng trai bị nặng hơn nên được ba cô gái dìu lên. Khi lên tới mặt đường, chàng trai đã ngất xỉu. Khi tỉnh dậy, chàng thấy mình nằm trong bệnh viện nhưng khi hỏi về ba cô gái kia thì không ai hay. Những người có mặt ở hiện trường cũng khẳng định không có cô gái nào còn sống cả.
Điều đặt biệt các cô gái được miêu tả rất giống với ba cô gái bị tử nạn lúc trước. Người ta cho rằng vì chết quá trẻ nên oan hồn của ba cô cứ vất vưởng trên đèo và khi gặp trường hợp tai nạn tương tự đã hiển linh giúp đỡ chàng trai trẻ trở thành người duy nhất thoát chết.
Sau đó người dân nơi đây đã lập một ngôi miếu để cầu siêu cho linh hồn của những người chết oan vì tai nạn xe cộ và nhất là oan hồn của ba cô gái trẻ, và cầu an cho những khách bộ hành có việc khi đi ngang qua đoạn đường đèo này.
Không chỉ đoạt mạng người bằng sự khắc nghiệt của thiên nhiên hay những cung đường nguy hiểm, đèo Bảo Lộc còn là một chiến trường khốc liệt trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp – Mỹ.
Một nhà bia đã được dựng để tưởng nhớ những chiến sĩ đã ngã xuống trên con đèo này. Thông tin trên bia đá cho biết, những trận đánh lớn đã diễn ra trên đèo vào các năm 1945, 1965, 1968 và 1972.
Trong suốt nhiều thập niên, dọc theo tuyến đèo Bảo Lộc có vô vàn miếu thờ và những nấm mộ hoang. Khi đường đèo được nâng cấp mở rộng, những công trình đau thương này đã được di dời phần lớn. Tuyến đường đèo cũng trở nên an toàn hơn và trở thành cung đường đẹp khiến lòng người mê mẩn.
Khi đi vào buổi sáng sớm, du khách sẽ có cơ hội chứng kiến cảnh tượng màn sương mờ bao trùm khiến toàn bộ núi rừng thấm đẫm vẻ huyền ảo.
Khi trời trong, du khách sẽ choáng ngợp trước sự kỳ vĩ của những dãy núi trùng điệp, nổi bật trong đó là dãy núi Lu Bu.
Cảnh sắc thiên nhiên trên đèo rất thơ mộng với nhiều dòng suối nhỏ, vô số loài cây hoa dại đua nhau khoe sắc giữa đất trời…
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt nam quê hương tôi.